Trang chủ » Blog » Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

19/02/2024 - 47

Thblaw.com.vn

-

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (còn được gọi là quyền tinh thần) và quyền tài sản (còn được gọi là quyền kinh tế). Tuỳ thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng của các quyền này đối với lợi ích của tác […]

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (còn được gọi là quyền tinh thần) và quyền tài sản (còn được gọi là quyền kinh tế). Tuỳ thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng của các quyền này đối với lợi ích của tác giả và lợi ích xã hội, pháp luật Quyền tác giả phân biệt hai loại quyền có thời hạn bảo hộ khác nhau:

Thứ nhất, các quyền được bảo hộ vô thời hạn.

Tác phẩm được coi là “đứa con tinh thần” của tác giả, là sự thể hiện tư tưởng, tình cảm, tinh thần của tác giả ra thế giới bên ngoài. Mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm được ràng buộc bởi sợi dây tinh thần bất biển. Lý luận về quyền nhân thân xác định đó là quyền luôn gắn liền với tác giả, thậm chí kể cả khi tác giả chết đi hay đã chuyển giao Quyền tác giả cho người khác thì những quyền này vẫn không thể tách rời khỏi tác giả.

Khoản 1 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định: “Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.”

Pháp luật Quyền tác giả ghi nhận các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền dừng lên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người gác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tục tác phẩm dưới bất kì hình thức nấu gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Riêng quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm mặc dù vẫn nằm trong nhóm các quyền nhân thân nhưng đây là quyền nhân thân có thể chuyển giao và luôn gắn liền với việc thực hiện các quyền tài sản, do đó, thời hạn bảo hộ các quyền này được xác định giống như các quyền tài sản.

Thứ hai, các quyền được bảo hộ có thời hạn.

Theo quy định điểm a khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật Luật sở hữu trí tuệ 2009  quy định thời hạn cụ thể như sau:

“a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân có thể chuyển dịch (quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền tài sản. Thời hạn bảo hộ các quyền này do pháp luật quốc gia quy định nhưng theo Công ước Beme thì thời hạn này tối thiểu là 50 năm, tỉnh từ thời điểm kết thúc năm mà tác giả qua đời. Cách tính thời hạn bảo hộ Quyền tác giả này còn được gọi là “thời hạn bảo hộ theo đời người”. 

Hiện nay, nhiều quốc gia có xu hướng kéo dài thời khi bảo hộ Quyền tác giả như: Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu quy định thời hạn bảo hộ kéo dài 70 năm kể từ khi kết thúc năm mà tác giả qua đời. Theo điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ đối với quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Việc pháp luật quy định thời hạn bảo hộ Quyền tác giả là năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kế quyền tác giả cho những người thừa kế của họ. Khi chủ sở hữu quyền tác giả chết, Quyền tác giả cũng là một loại di sản thừa kế và được dịch chuyển cho người thừa kế của tác giả theo quy định tại Phần thứ tư của BLDS 2015. Theo đó, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền lập di chúc để định đoạt quyền tác giả của mình cho người thừa kế.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để  bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 24/03/2024

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác […]

Xem thêm
Tìm hiểu về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Tìm hiểu về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 11/03/2024

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL quy định như sau: Giám định quyền tác giả, quyền liên quan Giám định quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là giám định) là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, […]

Xem thêm
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?

Đăng vào ngày: 24/02/2024

Theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ghi nhận: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Như vậy, để được công nhận là tác giả và được pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chủ […]

Xem thêm
Chuyển nhượng quyền tác giả có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không ?

Chuyển nhượng quyền tác giả có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không ?

Đăng vào ngày: 02/02/2024

Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau: “Các khoản thu nhập chịu thuế Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu […]

Xem thêm