Trang chủ » Blog » Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

16/02/2023 - 70

Thblaw.com.vn

-

 Từ rất lâu trước đây, con người bắt đầu quan tâm đến việc bảo hộ quyền tác giả. Mục đích của việc đăng ký bản quyền tác giả nhằm đảm bảo quyền lợi cho tác giả-  người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả đối với tác […]

 Từ rất lâu trước đây, con người bắt đầu quan tâm đến việc bảo hộ quyền tác giả. Mục đích của việc đăng ký bản quyền tác giả nhằm đảm bảo quyền lợi cho tác giả-  người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.

Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ được bảo hộ kể từ khi tác phẩm đó được sinh ra. Ngoài ra, tác giả sẽ không phải chứng minh mình là tác giả của tác phẩm trừ trường hợp có những tranh chấp phát sinh.

  • Về vấn đề thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Pháp luật trao cho chủ sở hữu các độc quyền được Nhà nước đảm bảo sẽ chỉ trong một khoảng thời gian xác định ngoại trừ quyền nhân thân. Quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm) tức là quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền được ghi tên tác giả, lưu bút danh trên tác phẩm. Còn đối với quyền sở hữu tác phẩm thì chỉ được trong một khoảng thời gian tùy thuộc vào quy định của pháp luật mỗi quốc gia và loại hình tác phẩm.

Theo công ước Berne thì thời hạn tối thiểu bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời (chỉ đối với tác phẩm văn học- nghệ thuật). Các quốc gia có thể quy định thời hạn này dài hơn.

 Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như tham gia kí kết một số điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến quyền tác giả. Vì vậy, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này phải phù hợp và tương thích với các cam kết quốc tế, bao gồm: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật (Công ước Beme) và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì (BTA). Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam có những quy định như sau:

  •  Đối với tác phẩm di cảo (bản thảo tác phẩm của người chết để lại): thời hạn bảo hộ là 50 năm kể tính từ ngày đầu tiên tác phẩm được công bố.
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Việc xác định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng trong trường hợp này được hiểu là nếu tác phẩm đó đã được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình trên một hình thái vật chất thì thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm; nếu càng công bố muộn thì thời hạn bảo hộ sẽ ít đi.
  • Các loại hình tác phẩm còn lại ( văn học – nghệ thuật): thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời (đối với tác phẩm do một tác giả sáng tạo) . Còn đối với tác phẩm do các đồng tác giả cùng sáng tạo thì thời điểm bắt đầu để tính năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả cuối cùng chết hoặc được coi là đã chết. Tại một số quốc gia Châu Âu thì thời hạn này là 70 năm sau khi tác giả qua đời.

 *Lưu ý: Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.

  • Ý nghĩa của thời hạn bảo hộ quyền tác giả?

Đây là khoảng thời gian mà tác giả có thể thu được những quyền và lợi ích hợp pháp từ việc khai thác tác phẩm.

Ví dụ: như cho thuê tác phẩm, chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm, cho phép chuyển thể tác phẩm thành các loại hình khác (như phim ảnh, truyện,…). Thời hạn quy định của pháp luật bảo hộ tác phẩm là khoảng thời gian đủ để tác giả có thể khai thác được tác phẩm do mình sáng tạo ra.

  • Khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Sau khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì quyền sở hữu tác phẩm sẽ thuộc về cộng đồng; tức là ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó vào mục đích cá nhân một cách hợp pháp mà không bị ngăn cản bởi bất kỳ một chế định pháp luật như: quyền chế tác, quyền cải biên, chuyển thể…

Việc sử dụng tác phẩm không được làm mất đi bản chất của tác phẩm và phải thể hiện tên của tác giả, vì quyền nhân thân như lưu bút danh, quyền đặt tên cho tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tác giả.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để  bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 24/03/2024

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác […]

Xem thêm
Tìm hiểu về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Tìm hiểu về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 11/03/2024

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL quy định như sau: Giám định quyền tác giả, quyền liên quan Giám định quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là giám định) là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, […]

Xem thêm
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?

Đăng vào ngày: 24/02/2024

Theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ghi nhận: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Như vậy, để được công nhận là tác giả và được pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chủ […]

Xem thêm
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Đăng vào ngày: 19/02/2024

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (còn được gọi là quyền tinh thần) và quyền tài sản (còn được gọi là quyền kinh tế). Tuỳ thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng của các quyền này đối với lợi ích của tác […]

Xem thêm