Trang chủ » Blog » So sánh công ty hợp danh và công ty cổ phần

So sánh công ty hợp danh và công ty cổ phần

13/04/2023 - 27

Thblaw.com.vn

-

Công ty hợp danh và công ty cổ phần đều là mô hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là hai trong số 5 loại hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp […]

Công ty hợp danh và công ty cổ phần đều là mô hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là hai trong số 5 loại hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, công ty hợp danh và công ty cổ phần có nhiều điểm khác nhau về mặt cơ cấu cũng như hoạt động.

  Sự khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần:

Tiêu chí so sánh Công ty hợp danh Công ty cổ phần
 

Thành viên/ cổ đông

Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Ngoài ra, có thể có thêm thành viên góp vốn. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 người và không hạn chế số lượng tối đa.
 

 

Trách nhiệm của thành viên/ cổ đông

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

 

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

 

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Về vốn góp Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết

 

Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

 

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

 

Huy động vốn Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
 

 

 

Cơ cấu tổ chức

Công ty hợp danh bao gồm:

Tất cả các thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên.

 

Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh là Chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định nào khác.

 

Công ty cổ phần có thể lựa chọn 2 mô hình tổ chức quản lý và hoạt động:

 

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp công ty có cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

 

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.

 

Người đại diện Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

 

Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phải phận công nhau đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

 

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị , Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Cơ sở pháp lý Được quy định tại chương VI Luật Doanh nghiệp 2014 Được quy định tạ chương V luật doanh nghiệp 2014

 

 

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Trường hợp nào hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Trường hợp nào hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Đăng vào ngày: 30/05/2023

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ được cấp cho hộ kinh doanh khi hộ kinh doanh đó có đủ điều kiện đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật và đã nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.Giấy chứng […]

Xem thêm
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh

Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh

Đăng vào ngày: 27/05/2023

Trường hợp hộ kinh doanh muốn chấm dứt hoạt động có cần gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không? Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh được thực hiện như thế nào?  Trình tự thực hiện việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh – […]

Xem thêm
Quy định về trình tự, thời hạn tạm ngừng/ tiếp tục kinh doanh

Quy định về trình tự, thời hạn tạm ngừng/ tiếp tục kinh doanh

Đăng vào ngày: 24/05/2023

Tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh là hình thức dừng tạm thời hộ kinh doanh (để không phải đóng thuế) sau này khi nào tiếp tục muốn hoạt động thì hộ kinh doanh có thể thông báo hoạt động trở lại. Vậy, việc tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn […]

Xem thêm
Thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Đăng vào ngày: 21/05/2023

Trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất của hộ kinh doanh nếu như có bất kỳ thay đổi nào về một trong các nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. […]

Xem thêm