Trang chủ » Blog » Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

14/11/2023 - 96

Thblaw.com.vn

-

Công ty cổ phần là loại hình công ty có thể huy động vốn từ nhiều tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành và chào bán cổ phần. Ở Việt Nam, loại hình công ty này đã trở thành phổ biến cùng với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Trong công ty […]

Công ty cổ phần là loại hình công ty có thể huy động vốn từ nhiều tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành và chào bán cổ phần. Ở Việt Nam, loại hình công ty này đã trở thành phổ biến cùng với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành các cổ phần ( cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi), người sở hữu cổ phần sẽ là cổ đông. Mỗi cổ đông sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào loại cổ phần và tỷ lệ cổ phần mà họ nắm giữ. Dưới đây là bài viết về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần.

Cổ đông phổ thông có ba quyền lợi cơ bản và chủ yếu có tính cách quản trị và kinh tế. 

Thứ nhất, cổ đông phổ thông có quyền tham dự và biểu quyết. Đây là quyền cơ bản mà không thể bị tước bỏ. Thông qua quyền này, cổ đông chi phối vấn đề quản trị và vận hành công ty. 

Thứ hai, cổ đông phổ thông có quyền được chia lợi nhuận. Vì là chủ sở hữu của công ty, nên lợi nhuận của công ty sau khi đã khấu trừ và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định đều thuộc về các cổ đông. Do đó họ phải được chia. Tuy nhiên việc chia phần này phải dựa trên các căn cứ pháp lý nhất định.

 Thứ ba, cổ đông phổ thông được quyền mua cổ phần mới. Khi công ty phát hành cổ phần mới, cổ đông phổ thông được ưu tiên mua. Quyền này cũng xuất phát từ nền tảng pháp lý quan trọng là cổ phần phổ thông là thể hiện quyền sở hữu công ty. 

Ngoài các quyền lợi cơ bản này, cổ đông còn có các quyền lợi khác. Căn cứ Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 liệt kê các quyền của cổ đông phổ thông như sau:

“1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:

a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;

b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

b) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

4. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.

5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiện như sau:

a) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

6. Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông quy định tại Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020

“1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.

2. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

3. Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

5. Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”:

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các hoạt động tư vấn liên quan đến công ty cổ phần Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Phân biệt “chỉ dẫn địa lý” và “xuất xứ hàng hóa”

Phân biệt “chỉ dẫn địa lý” và “xuất xứ hàng hóa”

Đăng vào ngày: 27/07/2024

“Chỉ dẫn địa lý” và “Xuất xứ hàng hóa” là những thuật ngữ thuộc các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành khác nhau. Việc phân biệt rõ các thuật ngữ này có ý nghĩa quan trọng trong áp dụng pháp luật để xử lý các vụ việc liên quan. 1. Chỉ dẫn địa lý 1.1 […]

Xem thêm
Bao bì vận chuyển đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm không?

Bao bì vận chuyển đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm không?

Đăng vào ngày: 26/07/2024

Bao bì thương phẩm là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Đây không chỉ là lớp vỏ bọc đơn giản mà còn là ngôn ngữ độc đáo, tương tác trực tiếp với hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Từ thiết kế đến vật liệu sử dụng, […]

Xem thêm
Doanh nghiệp có cần ban hành và đăng ký nội quy lao động không ?

Doanh nghiệp có cần ban hành và đăng ký nội quy lao động không ?

Đăng vào ngày: 22/07/2024

Việc ban hành nội quy lao động trong công ty nhằm duy trì được trật tự và điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết có cần phải đăng ký nội quy lao động với cơ quan có thẩm quyền hay không? Hiện […]

Xem thêm
Những loại hình kinh doanh nào cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Những loại hình kinh doanh nào cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Đăng vào ngày: 20/07/2024

Xã hội phát triển kéo theo sự đa dạng của các loại hình kinh doanh nhằm phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, vì ban đầu không được giám sát chặt chẽ, có một số ngành nghề khi đi vào hoạt động đã vô tình gây ra nhiều mối đe dọa. Bên cạnh yêu […]

Xem thêm