Trang chủ » Blog » Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

13/11/2023 - 135

Thblaw.com.vn

-

Ở nước ta, ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng thì các nhãn hiệu khác đều phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại cơ quan có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp thì mới được công nhận và bảo hộ bằng pháp luật. Vậy quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn…

Ở nước ta, ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng thì các nhãn hiệu khác đều phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại cơ quan có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp thì mới được công nhận và bảo hộ bằng pháp luật. Vậy quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu là gì? 

1. Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu

  • Quyền đăng ký nhãn hiệu

Quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cụ thể các đối tượng sau đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu nhãn hiệu.

Theo đó, cá nhân, tổ chức Việt Nam thì có thể tự mình hoặc thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu còn cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ có thể đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ.

  • Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu là quyền dành cho tất cả nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ. Tại Việt Nam, người sử dụng nhãn hiệu mà không phải là nhãn hiệu nổi tiếng cần phải nộp đơn sớm để được hưởng quyền ưu tiên.

Tại Việt Nam quyền ưu tiên áp dụng theo nguyên tắc ưu tiên đơn nộp đầu tiên (first to file). Theo nguyên tắc này trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng/tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.

  • Trường hợp có nhiều đơn của nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp cho một đối tượng có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên thì chỉ chấp nhận bảo hộ cho một đơn duy nhất theo thỏa thuận các các chủ đơn này. Nếu các chủ đơn không thỏa thuận được thì đối tượng đó sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau:
  • Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước là thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của Công ước.
  • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước và đơn đó có phần yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đăng ký nhãn hiệu.
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên và thời hạn ưu tiên được tính kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính trong thời hạn ưu tiên.
  • Trong đơn đăng ký người nộp đơn nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và phải nộp bản sao đơn đầu tiên  có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài.
  • Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

  • Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm: (i) quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (ii) quyền chuyển nhượng nhãn hiệu (iii) quyền li – xăng nhãn hiệu (iv) quyền yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm (v) quyền yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu (vi) quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu.

2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Quy định pháp luật về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu

“Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định”. (Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ).

Việc sử dụng nhãn hiệu được thể hiện bởi việc thực hiện các hành vi cụ thể như sau:

  • Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
  • Sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Thông thường, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn) nhưng quyền đối với nhãn hiệu không phải lúc nào cũng được duy trì đối với chủ sở hữu suốt thời gian đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện nghĩa vụ của mình về việc sử dụng nhãn hiệu để tránh nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trước thời hạn.

Để được tư vấn chi tiết về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Tìm hiểu về nhãn hiệu phi truyền thống

Tìm hiểu về nhãn hiệu phi truyền thống

Đăng vào ngày: 19/10/2024

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật là sự ra đời của các dịch vụ, công nghệ hiện đại. Nhãn hiệu với vai trò phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp theo đó cũng vượt ra…

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng vào ngày: 18/10/2024

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…

Xem thêm
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh

Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh

Đăng vào ngày: 30/08/2024

“Đầu cơ”  là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu…

Xem thêm