Quyền tạm thời đối với sáng chế
Thblaw.com.vn
-
Sáng chế là một trong những tài sản trí tuệ đem lại giá trị rất lớn cho chủ sở hữu sáng chế. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về quyền tạm thời đối với sáng chế là gì và được pháp luật quy định như thế nào? Đầu tiên, sáng chế được […]
Sáng chế là một trong những tài sản trí tuệ đem lại giá trị rất lớn cho chủ sở hữu sáng chế. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về quyền tạm thời đối với sáng chế là gì và được pháp luật quy định như thế nào?
Đầu tiên, sáng chế được định nghĩa như thế nào? Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hai hình thức: Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Theo đó, khi sáng chế có đầy đủ 3 yếu tố tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp sẽ được bảo hộ bằng hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế, nếu sáng chế đó có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp nhưng lại không có trình độ sáng tạo thì vẫn được bảo hộ nhưng bằng hình thức bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Quy định về quyền tạm thời được áp dụng đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và giống cây trồng. Do quá trình thẩm định đơn kéo dài, thủ tục cấp văn bằng bảo hộ sáng chế mất nhiều thời gian nên trong quá trình chờ nhận được bằng sáng chế, pháp luật đã quy định quyền tạm thời đối với người nộp đơn đăng ký. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ quy định người nộp đơn đăng ký sáng chế khi biết rằng sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 14/07/2024
Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp cho cơ quan nhà nước dưới dạng nào? Tại Điều 48 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về đơn đăng ký sáng chế mật như sau: Đơn đăng ký sáng chế mật 1. Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy cho cơ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/07/2024
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” Như vậy có thể hiểu sáng chế là quá […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 02/07/2024
Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/06/2024
Cá nhân, tổ chức khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, trừ một ngoại lệ. Ngoại lệ này được gọi là quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi có cá nhân, tổ chức […]
Xem thêm