Trang chủ » Blog » Quyền tác giả là gì? Những điều cần biết về quyền tác giả.

Quyền tác giả là gì? Những điều cần biết về quyền tác giả.

05/11/2022 - 120

Thblaw.com.vn

-

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.  Trong đó, quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp, còn mới mẻ đối […]

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. 

Trong đó, quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp, còn mới mẻ đối với người dân. Thực tế đã có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật hay cũng là sự mù mờ của các chủ thể về quyền tác giả để thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền nhằm trục lợi bất chính.

Căn cứ khoản 2 Điều 4 LSHTT: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

Nói cách khác, quyền tác giả là sự đại diện của pháp luật nhằm trao cho chủ thể (tác giả, nghệ sĩ và các nhà sáng tạo khác) sự bảo hộ cho những sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ. 

Theo luật định, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo có tính nguyên gốc. Một tác phẩm đã được sáng tạo ra được coi là đã bảo hộ quyền tác giả ngay sau khi được định hình. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và thường bao gồm cả các hướng dẫn kỹ thuật hoặc các hình vẽ kỹ thuật đơn thuần. Do đó, việc đăng ký với cơ quan quản lý quyền tác giả với mục đích chủ yếu là xác định và phân biệt tên gọi của tác phẩm, đặc biệt là tạo ra chứng cứ ban đầu trước tòa án trong các tranh chấp về quyền tác giả và điều này sẽ tiết kiệm nguồn lực cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả khi chứng minh tác phẩm là của mình và được quyền sử dụng.

Trên thực tiễn pháp luật của tất cả quốc gia đều quy định sự bảo hộ cho các đối tượng sau:

  •  Tác phẩm văn học;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm nghệ thuật;
  • Bản đồ và các bản vẽ kỹ thuật;
  • Các tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm điện ảnh;
  • Chương trình máy tính;
  • Các sản phẩm đa phương tiện.

Bởi pháp luật về quyền tác giả không liệt kê danh mục đầy đủ các loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, nên các công ty có hoạt động kinh doanh chủ yếu không liên quan đến việc sáng tạo hoặc phổ biến các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải có sự hiểu biết tốt về hệ thống quyền tác giả vì trang web của công ty, chương trình quảng cáo, tài liệu giới thiệu, tài liệu hướng dẫn và các tài liệu khác nhìn chung là được bảo hộ quyền tác giả. Hơn nữa, các công ty cần phải lưu ý khi sử dụng các tác phẩm của người khác được bảo hộ quyền tác giả, như chương trình máy tính….

Bên cạnh đó, một khi được bảo hộ quyền tác giả, tác giả gốc của tác phẩm được độc quyền sử dụng hoặc cho phép/ ngăn cấm người khác sử dụng tác phẩm theo những điều kiện sử dụng sau:

  • Tái bản dưới nhiều hình thức khác nhau, như bản in hoặc bản ghi âm;
  • Phân phối lần đầu tiên đến công chúng thông qua bán và chuyển nhượng sở hữu trong các bản sao hữu hình;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao (đối với chương trình máy tính, bản ghi âm, cũng như các tác phẩm nghe nhìn);
  • Biểu diễn trước công chúng, đối với một vở kịch hoặc tác phẩm âm nhạc;
  • Sao chép, dưới dạng đĩa CD, bằng việc sao lưu vào các thiết bị khác;
  • Phát sóng, thông qua truyền thanh, cáp quang và vệ tinh;
  • Dịch từ ngôn ngữ gốc sàn ngôn ngữ khác hoặc chuyển thể, ví dụ, từ tiểu thuyết thành kịch

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để  bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 24/03/2024

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác […]

Xem thêm
Tìm hiểu về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Tìm hiểu về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 11/03/2024

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL quy định như sau: Giám định quyền tác giả, quyền liên quan Giám định quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là giám định) là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, […]

Xem thêm
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?

Đăng vào ngày: 24/02/2024

Theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ghi nhận: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Như vậy, để được công nhận là tác giả và được pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chủ […]

Xem thêm
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Đăng vào ngày: 19/02/2024

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (còn được gọi là quyền tinh thần) và quyền tài sản (còn được gọi là quyền kinh tế). Tuỳ thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng của các quyền này đối với lợi ích của tác […]

Xem thêm