Trang chủ » Blog » Quyền sử dụng trước với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Quyền sử dụng trước với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

28/06/2024 - 120

Thblaw.com.vn

-

Cá nhân, tổ chức khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, trừ một ngoại lệ. Ngoại lệ này được gọi là quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi có cá nhân, tổ chức…

Cá nhân, tổ chức khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, trừ một ngoại lệ. Ngoại lệ này được gọi là quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi có cá nhân, tổ chức khác tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trước và độc lập với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ. Khi đó, cá nhân, tổ chức có sáng chế kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ sẽ không được độc quyền khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ sản phẩm của mình. 

1. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là gì?

Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Để được sử dụng độc quyền đối với những đối tượng này, tổ chức, cá nhân phải đi đăng ký bảo hộ.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, sáng chế phải đáp ứng được các điều kiện như: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, sáng chế phải không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là gì và điều kiện để áp dụng quyền sử dụng trước?

Theo quy định tại Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng trước là quyền của người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, KDCN đồng nhất với sáng chế, KDCN trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập. Cụ thể, để phát sinh quyền sử dụng trước đối với kiểu sáng công nghiệp, sáng chế khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Người sử dụng trước đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, KDCN thông qua các việc như: đã đầu tư xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất, đã mua các thiết bị, máy móc, nguyên liệu sản xuất, đã thuê nhân công,…

– Việc sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, KDCN phải được triển khai và diễn ra trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, KDCN.

– Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN được xác lập khi sáng chế, kiểu dáng đó mà người sử dụng trước đưa vào khai thác được tạo ra độc lập với các sáng chế, KDCN đã được bảo hộ của chủ sở hữu. Đây là điều kiện quan trọng nhất để chứng minh quyền sử dụng trước và hành vi sử dụng của người có quyền sử dụng trước không bị coi là hành vi xâm phạm.

3. Quyền của người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Quyền này được thể hiện như sau: 

Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền này không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Việc đặt ra quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đảm bảo được tình huống nhiều người cùng nghiên cứu và tìm ra các giải pháp kỹ thuật giống nhau nhưng một trong số họ không đăng ký bảo hộ, trong khi người khác nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của họ và được ghi nhận là chủ sở hữu. Khi đó chủ thể không đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu công nghiệp vẫn được sử dụng sản phẩm của mình trong một phạm vi mà mình đã chuẩn bị và không bị chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ ngăn cấm.

4. Nghĩa vụ của người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

– Người có quyền sử dụng trước không được chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

– Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.

Quy định nêu trên như vậy vừa đảm bảo được quyền của người có sáng chế, kiểu dáng công nghiệp vừa đảm bảo được quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ độc quyền. Đồng thời đảm bảo quyền chủ sở hữu của pháp luật sẽ cao hơn so với người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Đăng vào ngày: 20/12/2024

Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…

Xem thêm
Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?

Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?

Đăng vào ngày: 05/12/2024

Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…

Xem thêm
So sánh tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp

So sánh tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp

Đăng vào ngày: 19/11/2024

Hiện nay, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa hai cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng công nghiệp và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Vậy, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, làm thế nào để phân biệt rõ…

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng vào ngày: 18/10/2024

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…

Xem thêm