Trang chủ » Blog » Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời gian bao lâu ?
Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời gian bao lâu ?
05/01/2025 - 8
Thblaw.com.vn
-
Tác giả kiểu dáng công nghiệp là người sáng tạo ra các thiết kế mới và độc đáo cho sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của những người sáng tạo, pháp luật Việt Nam đã quy định các quyền cụ thể đối với tác giả kiểu dáng công…
Tác giả kiểu dáng công nghiệp là người sáng tạo ra các thiết kế mới và độc đáo cho sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của những người sáng tạo, pháp luật Việt Nam đã quy định các quyền cụ thể đối với tác giả kiểu dáng công nghiệp, cụ thể trong bài viết dưới đây:
Tác giả kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình dưới hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc bảo hộ dưới dạng quyền tác giả tác phẩm khoa học. Khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sẽ có quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bởi khoản 53 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, với thời gian bảo hộ là 15 năm.
– Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
– Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
– Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Nếu tác giả đăng ký bảo hộ dưới dạng quyền tác giả tác phẩm khoa học, thời gian bảo hộ sẽ theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022. Thời gian bảo hộ quyền tác giả là suốt đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.
– Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
– Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
+ Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Vậy tại sao cần bảo vệ quyền tác giả kiểu dáng công nghiệp?
Việc bảo vệ quyền tác giả kiểu dáng công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho người sáng tạo mà còn cho doanh nghiệp và xã hội, góp phần tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và công bằng. Cụ thể, các lợi ích này bao gồm:
Bảo vệ quyền tác giả khuyến khích các nhà thiết kế sáng tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo;
Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp giúp các doanh nghiệp thu hút đầu tư, bởi vì các nhà đầu tư biết rằng sản phẩm của họ sẽ được bảo vệ khỏi sự sao chép;
Ngăn chặn hành vi sao chép, làm giả, gây nhầm lẫn với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường;
Các sản phẩm có kiểu dáng độc đáo thường có giá trị cao hơn và được người tiêu dùng ưa chuộng và tạo được lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm khác;
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng để phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hiện nay, các quy định về sở hữu trí tuệ nói chung vẫn đang còn khá xa lạ đối với một bộ phận đông đảo người dân nước ta, bởi đây là một vấn đề không nhận được nhiều sự chú ý. Chính vì vậy mà trong quá trình chuyển nhượng các quyền về sở…
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật liên quan chặt chẽ đến lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc vi phạm bản quyền tác giả, đặc biệt là trong âm nhạc, đã trở nên phức tạp và…
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…