Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội.
Thblaw.com.vn
-
Doanh nghiệp xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội ngày nay nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết về doanh nghiệp xã hội cũng như sự quan trọng của doanh nghiệp xã hội. Vậy, doanh nghiệp xã hội là gì và quyền, nghĩa vụ của doanh…
Doanh nghiệp xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội ngày nay nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết về doanh nghiệp xã hội cũng như sự quan trọng của doanh nghiệp xã hội. Vậy, doanh nghiệp xã hội là gì và quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp xã hội là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các điều kiện :
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Như vậy, doanh nghiệp xã hội có thể được hiểu là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và doanh nghiệp phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hộ theo quy định pháp luật
Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội , cụ thể như sau:
“ 2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.”
Doanh nghiệp xã hội ngoài có các quyền, nghĩa vụ được quy định theo Luật này, doanh nghiệp xã hội còn có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 25/11/2024
Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật luôn nắm giữ vị trí quan trọng hàng đầu, đưa ra phương hướng, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên trước khi doanh nghiệp lựa chọn người đại diện theo pháp luật thì cần nắm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 22/11/2024
Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm riêng, trong đó doanh nghiệp nhà nước thường áp dụng một số chính sách đặc thù, còn doanh nghiệp tư nhân lại được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/11/2024
Với nhu cầu thực tiễn ngày càng tăng của xã hội, nhiều sáng kiến đã được triển khai, sử dụng hoạt động kinh doanh như một công cụ để tìm ra các giải pháp xã hội bền vững hơn cho cộng đồng. Từ đó, doanh nghiệp xã hội đã ra đời. Chúng tôi nhận được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 16/11/2024
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thường là những cá nhân giữ các chức danh quản lý trong công ty. Tuy nhiên, các chức danh quản lý này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật của mỗi loại hình doanh…
Xem thêm