Trang chủ » Blog » Quyền của người biểu diễn

Quyền của người biểu diễn

23/05/2023 - 150

Thblaw.com.vn

-

Việc truyền tải, đưa tác phẩm đến với công chúng có thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng thông qua người biểu diễn là phổ biến nhất. Chủ thể biểu diễn tác phẩm là một chủ thể được pháp luật sở hữu trí tuệ quan tâm và bảo hộ các quyền của họ. Tại Việt […]

Việc truyền tải, đưa tác phẩm đến với công chúng có thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng thông qua người biểu diễn là phổ biến nhất. Chủ thể biểu diễn tác phẩm là một chủ thể được pháp luật sở hữu trí tuệ quan tâm và bảo hộ các quyền của họ. Tại Việt Nam do tính chất phức tạp của loại hình quyền này, cũng như do nhận thức của các chủ thể có liên quan còn hạn chế nên công tác bảo hộ quyền của người biểu diễn gặp nhiều khó khăn. Vậy người biểu diễn là ai, họ có những quyền gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Người biểu diễn là ai?

Tại khoản 1 Điều 16 Luật SHTT cũng ghi nhận những tổ chức, cá nhân là người biểu diễn bao gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật

  1. Quyền của người biểu diễn

Khi thỏa mãn các điều kiện luật định thì người biểu diễn được hưởng các quyền đối với với cuộc biểu diễn của họ. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, quyền của người biểu diễn gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân là những quyền người biểu diễn không thể chuyển giao và được bảo hộ vô thời hạn. Theo quy định của khoản 2 điều 29 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

Nếu người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì còn được hưởng các quyền tài sản là độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền:

  • Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
  • Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
  • Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Người biểu diễn thông qua việc thực hiện hoặc cho phép thực hiện hay chuyển giao các quyền tài sản để thu các lợi ích kinh tế. Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân muốn sử dụng khai thác các quyền này thì phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu quyền là hoàn toàn hợp lý

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại : 0836383322

Email : huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.

Bài viết liên quan
Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Đăng vào ngày: 25/04/2024

Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bảo vệ bí mật kinh doanh dưới 02 hình thức là đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng […]

Xem thêm
Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Đăng vào ngày: 24/04/2024

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở có văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền. Quyền sở hữu công nghiệp đối […]

Xem thêm
Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

Đăng vào ngày: 23/04/2024

Xã hội ngày càng phát triển, tài sản sở hữu trí tuệ cũng vì thế mà được chú trọng hơn. Logo chính là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng vị thế trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay đăng ký […]

Xem thêm
Thương hiệu có phải là dấu hiệu phân biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ?

Thương hiệu có phải là dấu hiệu phân biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ?

Đăng vào ngày: 17/04/2024

Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa thế nào là thương hiệu, tuy nhiên có thể hiểu thương hiệu là một dấu hiệu thật đặc biệt, nổi bật để nhận biết một sản phẩm hàng hóa được sản xuất hay một dịch vụ được cung cấp bởi một tổ […]

Xem thêm