Trang chủ » Blog » Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

21/05/2024 - 75

Thblaw.com.vn

-

Trong quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữ vai trò là động lực chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nó có thể tạo động lực và điều kiện cho các chủ thể kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, đi cùng với đó là […]

Trong quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữ vai trò là động lực chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nó có thể tạo động lực và điều kiện cho các chủ thể kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, đi cùng với đó là thực trạng gian thương diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi. Từ đó, việc công nhận và thực thi quyền tự bảo vệ các chủ thể là rất cần thiết. Bởi nếu không tạo được hành lang pháp lý ổn định, chặt chẽ thì rất dễ xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tác động xấu đến thị trường. 

Căn cứ Điều 130 Luật Sở hữu Trí tuệ quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mà cụ thể là sở hữu công nghiệp; bao gồm:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

– Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu việc sử dụng của người đại diện hoặc đại lý đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục địch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Có thể thấy, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được mở rộng và làm rõ hơn so với khái niệm “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” (một trong các dạng biểu hiện cụ thể của hành vi cạnh tranh không lành liên quan đến sở hữu trí tuệ) mà Luật Cạnh tranh đã đưa ra trước đây. Đồng thời, để bảo vệ chủ thể bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định để cho các chủ thể này có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự cũng như biện pháp hành chính theo pháp luật về cạnh tranh.

  • Doanh nghiệp có quyền tự bảo vệ mình

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh chỉ được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh. Bởi tính độc quyền của quyền sở hữu công nghiệp có thể bị các doanh nghiệp sở hữu quyền lạm dụng để cản trở thương mại. Do vậy, pháp luật phải thừa nhận cho các chủ thể kinh doanh quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như là một nội dung của quyền sở hữu công nghiệp để đối phó với các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gặp phải. Hay nói cách khác, quyền này chỉ được xác lập khi xuất hiện hành vi cạnh tranh của một chủ thể sản xuất, kinh doanh nào đó trên thực tế. Khi hành vi này làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm thì họ mới có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ mình.

  • Có thể có nhiều chủ thể

Trong một lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong những lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận, việc có nhiều chủ thể cùng tham gia là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh có thể làm ảnh hưởng đến tất cả chủ thể khác. Đương nhiên trong những trường hợp này, các bên sẽ có quyền tự bảo vệ. Do vậy, đây là điểm khác biệt so với các quyền khác.

  • Người tiêu dùng có quyền tự bảo vệ mình

Trong khi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, thì đối với cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng cũng bị xâm phạm đến lợi ích bởi họ là người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm trên thị trường. Và do đó, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền tự bảo vệ mình.

  • Không thể chuyển giao

Nếu như đối với các quyền sở hữu trí tuệ khác như quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chủ sở hữu luôn có quyền thực hiện các hoạt động chuyển nhượng, mua bán, lixăng,… thì đối với quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể quyền không thể thực hiện các hoạt động chuyển giao do quyền này không gắn trực tiếp với tài sản, không được coi là một tài sản, nên không thể chuyển giao.

___________________________ 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Vấn nạn sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới

Vấn nạn sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới

Đăng vào ngày: 21/08/2024

Trước thềm mỗi năm học mới, vấn đề sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, in lậu, không có nguồn gốc hợp pháp ngày càng trở nên nghiêm trọng và đáng lo ngại; trở thành nỗi lo cho nhiều hộ gia đình. Thực tế, sách giáo khoa là phương tiện không thể thiếu trong […]

Xem thêm
Thực trạng hoạt động quảng cáo xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và giải pháp

Thực trạng hoạt động quảng cáo xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và giải pháp

Đăng vào ngày: 16/08/2024

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các nền tảng thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Trong đó, quảng cáo là hoạt động mang tính phổ biến và tiêu biểu trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, hành vi quảng cáo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại […]

Xem thêm
Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không ?

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không ?

Đăng vào ngày: 13/08/2024

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là một dạng của thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Vậy nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Thiệt hại do […]

Xem thêm
Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 13/07/2024

Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một vấn đề phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng và cách thức ngày càng tinh vi. Đã có không ít những doanh nghiệp phải chật vật trong việc đòi lại thương hiệu, nhãn hiệu hay […]

Xem thêm