Trang chủ » Blog » Quy định về hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.

Quy định về hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.

17/04/2023 - 154

Thblaw.com.vn

-

Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh đơn giản và phổ biến tại Việt Nam hộ kinh doanh có mô hình đơn giản, không mất quá nhiều chi phí và vốn đầu tư. Trong trường hợp bạn muốn mở công ty nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu thì việc lựa…

Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh đơn giản và phổ biến tại Việt Nam hộ kinh doanh có mô hình đơn giản, không mất quá nhiều chi phí và vốn đầu tư. Trong trường hợp bạn muốn mở công ty nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu thì việc lựa chọn thành lập hộ kinh doanh có thể là 1 lựa chọn dành cho bạn. 

  • Hộ kinh doanh là gì ?

   Luật Doanh nghiệp 2022 không có quy định về hộ kinh doanh nhưng căn cứ theo Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì  khái niệm hộ kinh doanh được hiểu như sau: 

“ Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

  • Đặc điểm của hộ kinh doanh 
  • Hộ kinh doanh không phải là 1 doanh nghiệp

   Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định :” Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Hộ kinh doanh không phải là 1 hình thức doanh nghiệp và không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 mà được quy định trong Nghị định 01/2021 NĐ- CP của Chính phủ.

  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

  Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Do đó, hộ kinh doanh không phải là một chủ thể pháp lý và căn cứ tại quy định  tại Điều 79  Nghị định 01/2021 NĐ – CP  thì hộ kinh doanh được hiểu là cá nhân kinh doanh và thu nhập tính thuế và thu nhập cá nhân của người đứng tên hộ kinh doanh đó.

  • Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô thời hạn 

   Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ. Tuy nhiên khác với doanh nghiệp tư nhân trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.

   Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng của mình để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).

  • Chủ thể thành lập hộ kinh doanh 

  Theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  •  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh 

    Theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: 

  •  Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
  • Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

  Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:

  • Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

  Trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ- CP:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

    Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

     CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông

Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông

Đăng vào ngày: 30/12/2024

  Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…

Xem thêm
Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?

Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?

Đăng vào ngày: 27/12/2024

Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…

Xem thêm
Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Đăng vào ngày: 18/12/2024

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…

Xem thêm
Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Đăng vào ngày: 13/12/2024

Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy…

Xem thêm