Trang chủ » Blog » Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông
Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông
30/12/2024 - 7
Thblaw.com.vn
-
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty.
Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy hoặc tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty. Đây là văn bản nội bộ của công ty nhằm giúp công ty quản lý và nắm rõ thông tin của cổ đông cũng như số lượng cổ phần mà cổ đông sở hữu; đồng thời là căn cứ để tiến hành việc phân chia lợi nhuận trong công ty. Việc thực hiện lập sổ đăng ký cổ đông phải được thực hiện ngay sau khi công ty được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp.
Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc các tổ chức khác có chức năng lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong sổ đăng ký cổ đông. Nội dung của sổ đăng ký cổ đông theo khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
– Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
– Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
Ngoài ra, vì đây là văn bản nội bộ của công ty nên công ty có thể thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết. Vì pháp luật không quy định hình thức cụ thể nên sổ đăng ký cổ động tuỳ thuộc vào quy định của từng công ty.
Sổ cổ đông trong một công ty cổ phần đóng một vai trò quan trọng, đóng vai trò là tài liệu ghi nhận sở hữu cổ phần của cổ đông; lưu trữ thông tin chi tiết của các cổ đông như họ tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý… để hỗ trợ cho quản lý công ty. Ngoài ra, sổ cổ đông còn ghi chép tổng số cổ phần được quyền chào bán, cũng như số lượng cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp. Theo quy định, công ty phải cập nhật kịp thời các thay đổi về cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông liên quan, tuân theo quy định tại Điều lệ công ty. Do đó, sổ cổ đông ghi nhận một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời mọi thay đổi về việc chuyển nhượng cổ phần cũng như sở hữu cổ phần của cổ đông, đó là căn cứ để tiến hành việc phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần.
Mẫu sổ đăng ký cổ đông bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:
– Tên doanh nghiệp;
– Số vốn điều lệ;
– Nội dung về cổ phần, bao gồm tổng số cổ phần; loại cổ phần; mệnh giá cổ phần.
– Tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần của từng cổ đông.
Việc thay đổi thông tin trên sổ đăng ký cổ đông theo khoản 4 và khoản 5 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Trường hợp cổ đông thay đổi địa chỉ liên lạc thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc của cổ đông.
– Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
Khi doanh nghiệp không thực hiện lập sổ đăng ký cổ đông thì sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính như sau:
Theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp như sau:
– Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
– Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
– Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
– Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Như vậy, đối với hành vi không lập sổ đăng ký cổ đông có thể bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục buộc lập sổ đăng ký cổ đông theo quy định theo điểm d khoản 3 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
______________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…
Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy…
Với mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước luôn được chú trọng. Tuy nhiên, theo điểm b, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: Cán bộ, công…