Pháp luật quy định gì về hàng giả?
Thblaw.com.vn
-
Hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đang ngày một gia tăng rõ rệt. Hình thức vi phạm phổ biến thường liên quan đến hoạt động kinh doanh, buôn bán các mặt hàng trên mạng không đúng như quảng cáo, các đối tượng thường lợi…
Hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đang ngày một gia tăng rõ rệt. Hình thức vi phạm phổ biến thường liên quan đến hoạt động kinh doanh, buôn bán các mặt hàng trên mạng không đúng như quảng cáo, các đối tượng thường lợi dụng hình ảnh, đoạn video của sản phẩm chính hãng để quảng cáo, nhưng khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng lại rất khác.
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định về hàng giả bao gồm:
+ Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
Đây là những hàng hóa giả về chất lượng, công dụng. Tên gọi, hướng dẫn hoặc đăng ký kinh doanh của người bán đánh lừa, làm người mua mua sai sản phẩm. Dẫn đến mục đích cần dùng không đạt được. Hoặc một số sản phẩm hoàn toàn không có công dụng cũng như giá trị sử dụng. Người mua phải đánh đổi một giá trị nhưng sản phẩm đến tay không đem lại giá trị mong muốn hoặc không có giá trị và có thể còn gây ra những ảnh hưởng không tốt đến người mua.
+ Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
Trong trường hợp này, hàng thật thường có quy chuẩn sản xuất nghiêm ngặt, hướng tới đúng mục đích sử dụng. Tuy nhiên, đối với hàng giả, do việc buông lỏng và thiếu trách nhiệm, thái độ với cộng đồng tạo ra những sản phẩm không đạt được yêu cầu đó.
+ Thuốc giả, dược liệu giả theo quy định pháp luật, cụ thể: Khoản 33 Điều 2 và Khoản 34 Điều 2 Luật Dược năm 2016.
Đây được coi là một trong những hàng giả nguy hiểm nhất trên thị trường, bởi các sản phẩm này được sản xuất từ những người không có chuyên môn, không có giấy phép hoạt động hành nghề và quan trọng hơn hết là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.
+ Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng.
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
Trong trường hợp này, hàng giả được gắn nhãn trùng với các sản phẩm chính hãng trên thị trường nhằm lợi dụng niềm tin về sản phẩm chất lượng, đánh lừa người mua hàng. Các sản phẩm hàng giả này thường được bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với các sản phẩm chính hãng, đánh vào tâm lý muốn mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng. Mặt khác, việc sao chép những ý tưởng trí tuệ được nhà nước công nhận và bảo hộ là hành động sao chép lậu. Chưa kể đến hàng hóa đó về bản chất không được như những sản phẩm gốc.
+ Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Loại hàng giả này thường nhằm vào tâm lý của người mua hàng đối với các sản phẩm chính hãng, được gắn tem, nhãn, bao bì đúng quy chuẩn. Hàng giả cũng được gắn những “chứng nhận” nhưng là chứng nhận tự cấp, không có sự kiểm định chất lượng từ cơ quan thẩm quyền.
Đây chính là những căn cứ quan trọng để các đơn vị sản xuất hiện đang sản xuất các sản phẩm chính hãng có thể xác định hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả các sản phẩm chính hãng của họ, qua đó kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi, an toàn cho người tiêu dùng cũng như bảo vệ sự uy tín cho các đơn vị sản xuất.
Để được tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến hàng giả và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 03/12/2024
Mã vạch sản phẩm, hay còn gọi là UPC, là một mã số dùng để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp người tiêu dùng nhận diện rõ ràng sản phẩm mình đang sử dụng. Việc kiểm tra mã vạch sẽ mang lại sự an tâm cho người dùng khi biết được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 02/12/2024
Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa…
Xem thêm