Phân biệt Tên thương mại và Tên doanh nghiệp
Thblaw.com.vn
-
Tên thương mại và tên doanh nghiệp đều là chỉ dẫn thương mại được gắn lên hàng hoá/dịch vụ với mục đích giúp người tiêu dùng phân biệt hoàng hoá/dịch vụ của các cá nhân/tổ chức khác nhau. Vì vậy, chúng hay bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây là những đối tượng hoàn…
Tên thương mại và tên doanh nghiệp đều là chỉ dẫn thương mại được gắn lên hàng hoá/dịch vụ với mục đích giúp người tiêu dùng phân biệt hoàng hoá/dịch vụ của các cá nhân/tổ chức khác nhau. Vì vậy, chúng hay bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây là những đối tượng hoàn toàn khác nhau được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật riêng. Vì vậy, bằng bài viết này, THB sẽ cung cấp cho bạn đọc những nội dung cần thiết để có thể phân biệt rõ ràng.
1.Tên thương mại:
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “ Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Ví dụ: Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty sữa Mộc Châu…
2. Tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Theo đó, có thể hiểu tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: Công ty TNHH Nhật Linh, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, Công ty cổ phần FPT…
=> Trong nhiều trường hợp hai loại tên này được sử dụng như nhau, có chức năng phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (phần phân biệt trong tên thương mại và phần tên riêng trong tên doanh nghiệp), sử dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh, được pháp luật bảo hộ đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh.
1.Về chức năng
Tên thương mại được sử dụng nhằm mục đích thương mại, dùng để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
Tên doanh nghiệp, chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của tên doanh nghiệp là để phân biệt chính xác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh. Vì thế mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên doanh nghiệp duy nhất được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Thành phần cấu tạo
Tên thương mại là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, bao gồm hai thành phần là thành phần mô tả và thành phần phân biệt. Theo khoản 1 Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại bắt buộc phải có thành phần phân biệt, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng. Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại được quy định từ điều 76 đến điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ.
Đối với tên doanh nghiệp, quy định tại điều 9, Luật Doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Như vậy, có thể thấy, về thành phần cấu tạo, tên thương mại và tên doanh nghiệp khá giống nhau. Tuy nhiên, đối với tên thương mại không bắt buộc phải bao gồm loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần…) mà thành phần phân biệt của tên thương mại chỉ có vai trò phân biệt các lĩnh vực kinh doanh với nhau.
3. Căn cứ xác lập và quản lý
Theo quy định tại điểm b, khoản 3 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về tên thương mại, tên thương mại sẽ được thừa nhận và tự động được bảo hộ sau một quá trình sử dụng hợp pháp rộng rãi. Khác với tên thương mại, tên doanh nghiệp được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hay nói cách khác tên doanh nghiệp phải được xác lập thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh.
4. Phạm vi bảo hộ
Theo quy định tại khoản 2 điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Có nghĩa là, phạm vi bảo hộ của tên thương mại chỉ bao gồm lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Phạm vi bảo hộ của tên doanh nghiệp là trên cả nước. Có nghĩa là, khi một doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tên doanh nghiệp đó sẽ được bảo hộ trên phạm vi cả nước. Rõ ràng, việc quy định về phạm vi bảo hộ đối với tên thương mại và tên doanh nghiệp đã có những điểm khác biệt.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 07/11/2024
Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 31/10/2024
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/10/2024
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/10/2024
Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…
Xem thêm