Trang chủ » Blog » Phân biệt tài sản hữu hình thông thường và tài sản trí tuệ.

Phân biệt tài sản hữu hình thông thường và tài sản trí tuệ.

27/11/2024 - 24

Thblaw.com.vn

-

Tài sản trí tuệ là một khái niệm không còn xa lạ nhưng vẫn khá mới mẻ đối với nhiều người tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra, không có hình dạng vật lý rõ ràng, nhưng lại có giá trị lớn và có thể mang…

Tài sản trí tuệ là một khái niệm không còn xa lạ nhưng vẫn khá mới mẻ đối với nhiều người tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra, không có hình dạng vật lý rõ ràng, nhưng lại có giá trị lớn và có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, trong thực tế, việc phân biệt tài sản trí tuệ với tài sản hữu hình thông thường không phải là điều dễ dàng. Cùng THB tìm hiểu về vấn đề này.

Ảnh: Sưu tầm

Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thức vật chất rõ ràng, có thể quan sát, chạm vào và sử dụng trong thực tế. Các tài sản này thường có giá trị có thể đo lường được một cách cụ thể, chẳng hạn như tiền bạc, bất động sản, máy móc, thiết bị, hoặc hàng hóa. Chúng có thể được trao đổi, mua bán hoặc chuyển nhượng dễ dàng vì giá trị của chúng được thể hiện rõ ràng qua các đặc điểm vật lý và được xác định bằng các đơn vị đo lường cụ thể như tiền tệ, trọng lượng, diện tích, v.v. Tài sản hữu hình là những gì mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng giác quan và mang lại lợi ích trực tiếp thông qua việc sử dụng hoặc chuyển nhượng.

Tài sản hữu hình có những đặc điểm sau: Có đặc tính vật lý; Thuộc sở hữu của chủ sở hữu; Có thể trao đổi được; Có thể mang giá trị vật chất hoặc tinh thần

Tài sản trí tuệ là những tài sản được hình thành từ quá trình sáng tạo và hoạt động trí tuệ của con người, bao gồm các phát minh, ý tưởng, thiết kế, tác phẩm nghệ thuật, và các sản phẩm của sự sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tài sản trí tuệ là một phần của nhóm tài sản vô hình, tức là những tài sản không có hình thức vật chất cụ thể, không thể nhìn thấy hay chạm vào. Điều này khác biệt rõ rệt so với tài sản hữu hình, vốn có thể nhìn thấy và cảm nhận được trực tiếp.

Một điểm đáng chú ý là, trong khi tài sản hữu hình thường có giá trị vật lý xác định và khó có thể tái tạo một cách dễ dàng, tài sản trí tuệ lại có khả năng tái tạo và sao chép một cách dễ dàng hơn mà không làm giảm giá trị ban đầu. Ví dụ, một sáng chế hoặc một tác phẩm âm nhạc có thể được sản xuất, sao chép và phân phối rộng rãi mà không làm mất đi giá trị của bản gốc, điều này khiến tài sản trí tuệ có tiềm năng sinh lời rất lớn.

Tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức được xác định là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (căn cứ khoản 1 điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2022): Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền đối với giống cây trồng.

Tài sản hữu hình và tài sản trí tuệ khác nhau cả về hình thức vật chất và cách thức tạo ra giá trị, cụ thể:

Tiêu chí Tài sản hữu hình thông thường Tài sản trí tuệ
Cấu tạo Có cấu tạo vật chất nhất định, con người cảm nhận thông qua các giác quan đó.  Không có cấu tạo vật chất nhất định, tồn tại dưới dạng thông tin, tri thức chứa đựng hiểu biết của người về tự nhiên và xã hội, con người cảm nhận thông qua quá trình nhận thức và tư duy.
Tính hao mòn Có thể bị hao mòn hoặc giảm giá trị theo thời gian, và việc sao chép tài sản hữu hình thường khó khăn hoặc có chi phí cao. Có thể được tái tạo hoặc sao chép một cách dễ dàng và không làm giảm giá trị của bản gốc, ví dụ như bản quyền âm nhạc có thể được sao chép và phân phối mà không làm giảm chất lượng của tác phẩm.
Xác định giá trị Chủ yếu thông qua các thuộc tính vật chất cấu thành nên tài sản. Chủ yếu dựa vào hàm lượng chất xám, công sức, trí tuệ để tạo lập tài sản.
Quyền chiếm hữu Có ý nghĩa quan trọng thường được trao cho chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép. Không có ý nghĩa, bất cứ ai có khả năng nhận thức và tư duy đều có thể chiếm hữu tài sản.
Quyền sử dụng Không thể sử dụng đồng thời bởi nhiều người một cách độc lập. Có thể sử dụng đồng thời nhiều người một cách động lập.
Khả năng bảo vệ tài sản Chủ sở hữu dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và ngăn chặn chủ thể khác sử dụng, khai thác tài sản. Chủ sở hữu khó kiểm soát ngăn chặn chủ thể khác sử dụng, khai thác tài sản của mình.
Giới hạn về thời gian Quyền sở hữu không bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, trừ trường hợp pháp luật quy định khác Các quyền tài sản chỉ được bảo hộ trong khoảng thời gian nhất định.
Giới hạn về không gian Không bị giới hạn về lãnh thổ quốc gia trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi đối tượng được bảo hộ.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

______________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Đăng vào ngày: 06/01/2025

Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…

Xem thêm
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 28/12/2024

Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…

Xem thêm
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 25/12/2024

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…

Xem thêm
Trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm có buộc phải thông báo cho chủ thể dữ liệu không ?

Trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm có buộc phải thông báo cho chủ thể dữ liệu không ?

Đăng vào ngày: 23/12/2024

  Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…

Xem thêm