Trang chủ » Blog » Phân biệt sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Phân biệt sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

29/11/2022 - 168

Thblaw.com.vn

-

Việc phân biệt sáng chế và kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu có thể dễ dàng đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình, tránh những rủi ro pháp lý và có thêm kiến thức về luật sở hữu trí tuệ. Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp Khái niệm Sáng chế […]

Việc phân biệt sáng chế và kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu có thể dễ dàng đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình, tránh những rủi ro pháp lý và có thêm kiến thức về luật sở hữu trí tuệ.

Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp
Khái niệm Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế là sản phẩm hoặc quy trình dùng để giải quyết một vấn đề nào đấy. Những sản phẩm này có thể là dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, vật liệu chất liệu, thực phẩm,…

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà chúng ta nhìn thấy và phân biệt được bằng mắt thường, được thể hiện bằng các hình khối, đường nét,..

Điều kiện bảo hộ Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tính mới;

– Có trình độ sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tính mới;

– Không phải là hiểu biết thông thường;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

 

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có tính mới·

– Có tính sáng tạo (yêu cầu thấp hơn so với sáng chế, chỉ yêu cầu người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng không thể tạo ra một cách dễ dàng là được)

– Có khả năng ứng dụng trong công nghiệp

Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 64 Luật SHTT 2005

Thời gian bảo hộ

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.

 

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ

Chủ sở hữu cần chuẩn bị các giấy tờ dưới đây:

– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu

– 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).

– 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các giấy tờ dưới đây:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thời gian đăng ký

Đơn xin đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế sẽ trải qua các giai đoạn sau:

  • Xét nghiệm hình thức 1-3 tháng kể từ ngày nộp đơn
  • Công bố đơn 19 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (nếu không có yêu cầu công bố sớm)
  • Xét nghiệm nội dung: 18 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn nếu không gặp bất cứ sự phản đối nào cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn

 

 

Bài viết liên quan
Quy định về sáng chế mật

Quy định về sáng chế mật

Đăng vào ngày: 20/03/2024

Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước gọi. Hình thức bảo hộ sáng chế mật: Sáng chế mật chỉ có thể […]

Xem thêm
Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Đăng vào ngày: 20/11/2023

1.Sáng chế là gì? Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Các sản phẩm sáng chế được bảo hộ độc quyền thông qua việc cấp Bằng độc quyền sáng […]

Xem thêm
Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Đăng vào ngày: 07/11/2023

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau: “Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp […]

Xem thêm
Chủ thể nào có quyền đăng ký quyền sở hữu công nghiệp?

Chủ thể nào có quyền đăng ký quyền sở hữu công nghiệp?

Đăng vào ngày: 05/11/2023

1. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Theo Điều 86 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019, Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: – Tác giả tạo ra […]

Xem thêm