Trang chủ » Blog » Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

20/11/2023 - 236

Thblaw.com.vn

-

1.Sáng chế là gì? Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Các sản phẩm sáng chế được bảo hộ độc quyền thông qua việc cấp Bằng độc quyền sáng […]

1.Sáng chế là gì?

Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Các sản phẩm sáng chế được bảo hộ độc quyền thông qua việc cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Ví dụ: Sáng chế trong chế điện thoại như ăng ten, sáng chế liên quan đến bộ phận nhập và xử lý tín hiệu, sáng chế liên quan đến bộ phận hiển thị (màn hình cảm ứng); mạch chức năng; nguồn cung cấp năng lượng (pin)

2. Giải pháp hữu ích là gì?

Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, nó không cần đáp ứng về trình độ sáng tạo như sáng chế. Mục đích của giải pháp hữu ích là tạo ra những sản phẩm nhằm cải tiến hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó.

3. Điểm giống nhau giữa sáng chế và giải pháp hữu ích

Thứ nhất, cả hai đều là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đây cũng là tiêu chí đầu tiên để xác định một đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi lẽ nếu đối tượng chỉ là các dấu hiệu/hình dáng/cách thức thể hiện… thì sẽ được bảo hộ theo các cơ chế khác nhau của sở hữu trí tuệ như bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng v.v.

Thứ hai, cả sáng chế lẫn giải pháp hữu ích đều phải có tính mới. Tính mới được thể hiện ở chỗ các đặc tính, mô tả về sáng chế/giải pháp hữu ích phải chưa được công khai trước công chúng hoặc chưa được sản xuất, lưu hành rộng rãi. Điều này là cần thiết bởi nếu giải pháp đã được phổ biến trong xã hội sẽ rất khó để xác định được người nộp đơn đăng ký có thực sự là người nghiên cứu và phát triển nên sáng chế/ giải pháp hữu ích hay không.

Thứ ba, giải pháp hữu ích cũng phải có khả năng áp dụng công nghiệp, phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

4. Điểm khác nhau giữa sáng chế và giải pháp hữu ích

Tiêu chí Sáng chế Giải pháp hữu ích
Hình thức bảo hộ Chủ sở hữu sáng chế khi đăng ký bảo hộ sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu giải pháp hữu ích khi đăng ký bảo hộ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Điều kiện bảo hộ Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện bao gồm:

· Có tính mới;

· Có trình độ sáng tạo;

· Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện:

· Không phải hiểu biết thông thường;

· Có tính mới;

· Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Thời hạn bảo hộ Thời hạn bảo hộ sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Thời hạn bảo hộ sáng chế dưới hình thức Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ

Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp cho cơ quan nhà nước dưới dạng nào

Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp cho cơ quan nhà nước dưới dạng nào

Đăng vào ngày: 14/07/2024

Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp cho cơ quan nhà nước dưới dạng nào? Tại Điều 48 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về đơn đăng ký sáng chế mật như sau: Đơn đăng ký sáng chế mật 1. Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy cho cơ […]

Xem thêm
5 lý do nên đăng ký sáng chế

5 lý do nên đăng ký sáng chế

Đăng vào ngày: 10/07/2024

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” Như vậy có thể hiểu sáng chế là quá […]

Xem thêm
Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh

Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh

Đăng vào ngày: 02/07/2024

Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.  Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng […]

Xem thêm
Quyền sử dụng trước với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Quyền sử dụng trước với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Đăng vào ngày: 28/06/2024

Cá nhân, tổ chức khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, trừ một ngoại lệ. Ngoại lệ này được gọi là quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi có cá nhân, tổ chức […]

Xem thêm