Trang chủ » Blog » Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

16/09/2023 - 307

Thblaw.com.vn

-

“Nhãn hàng hóa” được định nghĩa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP: “Nhãn hàng hóa là một bản được viết, vẽ, hay in hoặc chụp lại của chữ hoặc các hình ảnh sau đó được in, dán, đính, khắc, chạm một cách trực tiếp lên sản phẩm, hoặc bao bì của hàng hóa”. Nhãn hàng hoá…

“Nhãn hàng hóa” được định nghĩa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP: “Nhãn hàng hóa là một bản được viết, vẽ, hay in hoặc chụp lại của chữ hoặc các hình ảnh sau đó được in, dán, đính, khắc, chạm một cách trực tiếp lên sản phẩm, hoặc bao bì của hàng hóa”.

Nhãn hàng hoá chính là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng hàng hóa đúng mục đích và đảm bảo chất lượng. Đối với nhà hoạt động kinh doanh sản xuất, thì nhãn hàng chính là nhân tố quan trọng để truyền thông, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, nhãn hiệu còn giúp cho các cơ quan chức năng dùng làm căn cứ để kiểm tra chất lượng và kiểm soát hàng hóa.

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), “nhãn hiệu” là  “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu chính là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau ( khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

Tiêu chí Nhãn hiệu Nhãn hàng hoá
Khái niệm cơ bản Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Căn cứ hình thành Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ trên cơ sở nộp Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Do tổ chức, cá nhân tự trình bày bằng nhiều hình thức trên hàng hoá, bao bì hàng hoá.
Nội dung thể hiện Thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Bao gồm đầy đủ những nội dung:

– Tên hàng hóa;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Vị trí được gắn trên sản phẩm Có thể gắn trên bao bì hoặc bất cứ vị trí nào của sản phẩm. – Phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

– Vị trí gắn là vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Đối tượng Hàng hoá, dịch vụ không bị pháp luật cấm. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, ngoài trừ:

– Bất động sản;

– Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển;

Xem chi tiết: Các loại hàng hoá không phải ghi nhãn

Tính chất pháp lý – Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ.

– Không bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu.

– Không phải là đối tượng được pháp luật bảo hộ.

– Việc ghi nhãn hàng hoá là trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá.

Chức năng – Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau.

– Xây dựng và phát triển thương hiệu, hướng tới giá trị về mặt kinh tế.

– Cung cấp thông tin về đơn vị sản xuất, định lượng, thành phần, ngày sản xuất, ngày hết hạn… của hàng hoá.

– Giúp phân biệt các loại sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn.

Luật điều chỉnh Pháp luật sở hữu trí tuệ. Pháp luật thương mại.

Như vậy, nhãn hiệu và nhãn hàng hoá là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Nhãn hàng hoá sử dụng để thể hiện thông tin sản phẩm còn nhãn hiệu sử dụng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ với nhau.

Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Đăng vào ngày: 15/02/2025

Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…

Xem thêm
Hộ kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không?

Hộ kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không?

Đăng vào ngày: 14/02/2025

Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 10/02/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 07/02/2025

Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…

Xem thêm