Trang chủ » Blog » Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

04/04/2024 - 51

Thblaw.com.vn

-

Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng đều là đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Vậy nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu như nào?  Liệu nhãn hiệu nổi tiếng có được quy định giống nhãn hiệu thông thường […]

Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng đều là đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Vậy nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu như nào?  Liệu nhãn hiệu nổi tiếng có được quy định giống nhãn hiệu thông thường hay không? Sự khác biệt của hai loại nhãn hiệu này là gì và làm thế nào để có thể phân biệt được chúng? Cùng THB tìm hiểu dưới bài viết sau:

1.Khái niệm 

Căn cứ khoản 16 và khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”

“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

2.  Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

a) Điểm giống:

Nhìn chung, nhãn hiệu thông thường hay nhãn hiệu nổi tiếng đều là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bên cạnh đó, 2 loại nhãn hiệu này còn có những điểm chung sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa; (căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ)
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với dịch vụ của chủ thể khác. (căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ)
  • Có thời hạn bảo hộ nhãn hiệu như nhau và có thể gia hạn khi hết thời hạn bảo hộ ( căn cứ khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ”
  • Đều phải chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 95- Luật Sở hữu trí tuệ
  • Đều có chung nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ: “Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng từ 5 năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này”

b) Điểm khác nhau:

 

Tiêu chí Nhãn hiệu thông thường  Nhãn hiệu nổi tiếng
Tính chất     Không cần trải qua quá trình sử dụng nhãn hiệu, được bảo hộ ngay từ khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu     Phải trải qua quá trình là một nhãn hiệu thông thường rồi mới trở thành nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Vi
Điều kiện bảo hộ
    • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với dịch vụ của chủ thể khác.

(Căn cứ điều 72 luật sở hữu trí tuệ 2022._

  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

(căn cứ điều 75 luật sở hữu trí tuệ 2022)

Chủ sở hữu

(Căn cứ khoản 1 điều 121 luật sở hữu trí tuệ 2022)

Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận Chủ  sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng là tổ chức, cá nhân có nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ xác lập quyền

(căn cứ điểm c khoản 3 điều 6 luật sở hữu trí tuệ 2022)

Quyền sở hữu công nghiệp đối nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Thời hạn bảo hộ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

(Căn cứ điều 93 luật sở hữu trí tuệ 2022)

Thời hạn bảo hộ sẽ không còn khi nhãn hiệu nổi tiếng không còn đáp ứng những tiêu chí tại Điều 75 Luật SHTT 2005
Cơ chế bảo hộ đối với việc đăng kí Điểm e khoản 2 điều 74 luật sở hữu trí tuệ 2022: Chủ sở hữu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu của mình cho hàng hóa, dịch vụ hoặc tương tự. Điểm e khoản 2 điều 74 luật sở hữu trí tuệ: Chủ sở hữu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ, tương tự hoặc không tương tư. Nếu việc sử dụng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt hoặc việc đăng ký nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
Hành vi xâm phạm
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

Căn cứ điểm a, b,c khoản 2 điều 129 điều 2022

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Căn cứ điểm d khoản 1 điều 129 luật sở hữu trí tuệ 2022

 

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

______________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan

Đăng vào ngày: 22/04/2024

Sau khi thực hiện nộp đơn tới Cục sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu có hợp lệ về hình thức hay không trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp […]

Xem thêm
Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Đăng vào ngày: 21/04/2024

Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn với các nhãn hàng bị sao chép mà còn làm […]

Xem thêm
Những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa ?

Những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa ?

Đăng vào ngày: 05/04/2024

Hàng hóa bắt buộc có gắn nhãn nhằm mục đích ghi nhận xuất xứ và phân biệt các loại hàng hóa với nhau. Vậy những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa? Cách ghi nhãn hàng hóa như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, THB sẽ giải đáp vấn đề […]

Xem thêm
Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

Đăng vào ngày: 03/04/2024

Người tiêu dùng thường hay nhầm lẫn nhãn hiệu và nhãn hàng hoá là một. Cả hai đối tượng này đều cùng có trên bao bì sản phẩm nhưng lại có đặc điểm và công dụng khác nhau. Nhãn hàng hoá là gì? Theo khoản 1 Điều 32 Luật thương mại 2005, nhãn hàng hoá […]

Xem thêm