Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thblaw.com.vn
-
Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một vấn đề phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng và cách thức ngày càng tinh vi. Đã có không ít những doanh nghiệp phải chật vật trong việc đòi lại thương hiệu, nhãn hiệu hay…
Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một vấn đề phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng và cách thức ngày càng tinh vi. Đã có không ít những doanh nghiệp phải chật vật trong việc đòi lại thương hiệu, nhãn hiệu hay thậm chí là quyền tác giả nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình.
Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một dạng của hành vi vi phạm quyền sở hữu. Quyền sở hữu nào cũng đem lại cho người nắm giữ nó những độc quyền nhất định, đối với một tài sản hữu hình thì đó là 03 quyền năng được thừa nhận từ thời luật La Mã, còn đối với các độc quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ thì bản chất cũng là các độc quyền như đối với tài sản hữu hình, sự khác biệt chỉ là phương thức thực hiện các độc quyền cũng như sự giới hạn về thời gian mà pháp luật dành cho chủ sở hữu. Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm thì chủ sở hữu có thể kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có) như trong các vụ kiện dân sự thông thường khác. Việc xác định rõ bản chất hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng như mục đích của việc kiện sẽ là tiêu chí quan trọng khi tiến hành so sánh với bản chất cũng như mục đích của kiện về cạnh tranh không lành mạnh.
Bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là mọi hành vi trái với các chuẩn mực trung thực và lành mạnh trong quan hệ thương mại, gây thiệt hại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Mục đích của việc kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng là buộc chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại.
Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh nhìn bề ngoài có thể có rất nhiều điểm giống nhau, tuy vậy sự khác nhau giữa hai loại hành vi này xuất phát từ chính bản chất pháp lý của mỗi loại hành vi. Đó chính là sự khác nhau về phạm vi áp dụng, yếu tố chủ thể và yếu tố lỗi.
Đối tượng có liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi áp dụng của Luật cạnh tranh rộng hơn rất nhiều so với pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các đối tượng như khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, bao bì… nếu không được bảo hộ bằng các quy định riêng về sở hữu trí tuệ thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong Luật cạnh tranh. Một hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có một quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp đang được bảo hộ bị xâm phạm.
Ví dụ, trường hợp một nhãn hiệu không đăng ký thì không thể căn cứ vào pháp luật về sở hữu trí tuệ để bảo vệ khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này lại hoàn toàn có thể áp dụng Luật cạnh tranh để điều chỉnh, theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không phụ thuộc vào việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật cạnh tranh, chỉ có thể kết luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong khi đó, có thể kết luận hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với bất kỳ chủ thể nào vi phạm độc quyền của chủ sở hữu đã được pháp luật quy định.
Ví dụ, đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng bị xâm phạm là một số tài sản trí tuệ cụ thể của doanh nghiệp đã được xác lập quyền thông qua việc đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ. Còn đối với trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, đối tượng bị xâm phạm rộng hơn, bao gồm tất cả giá trị, thành quả mà doanh nghiệp cạnh tranh đạt được một cách hợp pháp thông qua quá trình kinh doanh, bao gồm cả những yếu tố công khai như uy tín thương hiệu, chỉ dẫn thương mại hay không công khai như bí mật kinh doanh. Nhưng không phải mọi dạng thành quả đầu tư, lợi thế cạnh tranh đều được bảo vệ, có những đối tượng có được từ kết quả phát triển kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật chung của ngành, khi đó các doanh nghiệp có quyền tiếp cận và sử dụng tự do để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có lỗi cố ý theo pháp luật hiện hành cũng như được ghi nhận từ lâu trong pháp luật các nước. Điều 40 của Luật cạnh tranh chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải “nhằm mục đích cạnh tranh”, do đó không thể nói tới cạnh tranh không lành mạnh khi mà người chủ thể không biết mình đang thực hành vi bị cấm. Đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, một khi các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán là đã biết tới quyền của chủ sở hữu. Vậy nên, lỗi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm mà sẽ cấu thành hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mọi hành vi thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ mà không được chủ sở hữu cho phép.
Tóm lại, có thể khẳng định việc tồn tại song song hai phương thức kiện dựa trên cơ sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với các hành vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một sự bổ sung cho nhau.
___________________________
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 07/11/2024
Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 31/10/2024
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/10/2024
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/10/2024
Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…
Xem thêm