Trang chủ » Blog » Phân biệt đồng tác giả và tác giả tập thể

Phân biệt đồng tác giả và tác giả tập thể

12/10/2024 - 4

Thblaw.com.vn

-

Tác giả là người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó, tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học chỉ có thể là những con người cụ thể khi họ đã…

Tác giả là người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó, tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học chỉ có thể là những con người cụ thể khi họ đã bằng lao động sáng tạo của mình trực tiếp tạo ra tác phẩm. Việc phân loại tác giả có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xác định phạm vi quyền của tác giả trong một số trường hợp. Các khái niệm liên quan tới tác giả, đồng tác giả hoặc tập thể tác giả luôn gây nhầm lẫn khi nhận diện và xác định những quyền lợi hợp pháp có liên quan. Trong đó, đồng tác giả và tác giả tập thể là 2 khái niệm khó phân biệt nhất.

Đối với đồng tác giả, khái niệm này được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan “Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”.

Tuỳ vào từng trường hợp, quyền của đồng tác giả cũng có sự khác biệt. Trong trường hợp trên, những người đó cùng nhau hưởng các quyền nhân cũng như quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm. Điều luật trên không xác định mối liên quan giữa các đồng tác giả với nhau đối với tác phẩm do họ cùng sáng tạo ra. Tuy vậy, trong thực tế khi xác định phần quyền mà mỗi đồng tác giả được hưởng, người ta thường dựa vào tính chất, kết cấu của tác phẩm để xác định những người đó là đồng tác giả định phần hay không định phần. Nếu tác phẩm do nhiều người tạo ra là tác phẩm không thể xác định phần sáng tạo của từng người thì họ là đồng tác giả hợp nhất. Vì vậy, tất cả các đồng tác giả cùng hưởng quyền nhân thân, quyền tài sản đối với tác phẩm một cách ngang nhau (bằng nhau). Nếu tác phẩm được kết cấu theo từng chương, từng phần và có thể xác định được mỗi phần, mỗi chương đó do tác giả nào sáng tạo ra thì những người cùng tạo ra tác phẩm đó được gọi là đồng tác giả theo phần. Vì vậy, trong trường hợp này, quyền lợi của mỗi đồng tác giả thường được xác định tương ứng với phần tác phẩm do họ sáng tạo ra. Tuy nhiên thông thường các chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giả sẽ được hưởng đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản.

Còn với tập thể tác giả thì có thể hiểu tập thể tác giả là những người cùng trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm. Khác với đồng tác giả, tập thể tác giả chỉ có thể được áp dụng đối với tác phẩm sân khấu và điện ảnh. Cho dù là tập thể nhưng mỗi chủ thể vẫn có thể làm 1 phần tác phẩm tổng hợp các phần tạo nên 1 tác phẩm thống nhất hoặc 1 phần tác phẩm riêng biệt. Các tác giả trong tập thể tác giả sẽ là chủ thể được hưởng quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) và nhận được tiền thù lao từ chủ sở hữu. Còn đối với quyền tài sản và công bố tác phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm.

Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Tìm hiểu về những hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả

Tìm hiểu về những hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả

Đăng vào ngày: 15/10/2024

Khi phát hiện một hành vi nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả của mình hoặc khi bị một cá nhân, tổ chức khác yêu cầu xử lý xâm phạm quyền tác giả; cho dù đứng ở cương vị là người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm hay người bị yêu cầu xử…

Xem thêm
Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Đăng vào ngày: 14/10/2024

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Xem thêm
Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm ?

Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm ?

Đăng vào ngày: 09/10/2024

Để có thể hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ con người và máy móc hợp tác với nhau tạo nên những hoạt động hài hoà hay thậm chí máy móc sẽ dần thay thế đi vai trò của con người trong các hoạt động sản xuất vì thế các ngành như công nghệ…

Xem thêm
Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Đăng vào ngày: 08/10/2024

Với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được chú trọng cụ thể là quyền lợi của chủ sở hữu đối với tác phẩm hay tác giả sáng tạo ra tác phẩm rất được quan tâm và bảo vệ thông qua sự thừa nhận…

Xem thêm