Trang chủ » Blog » Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

22/11/2024 - 5

Thblaw.com.vn

-

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm riêng, trong đó doanh nghiệp nhà nước thường áp dụng một số chính sách đặc thù, còn doanh nghiệp tư nhân lại được…

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm riêng, trong đó doanh nghiệp nhà nước thường áp dụng một số chính sách đặc thù, còn doanh nghiệp tư nhân lại được điều chỉnh theo các quy định riêng biệt khác. Hãy cùng Luật THB tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này.

Ảnh: Sưu tầm

Theo khoản 11 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020. Cũng theo Luật này, doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh doanh với tên riêng, có trụ sở và được công nhận bởi nhà nước thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Mục tiêu chính của doanh nghiệp tư nhân là duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và ổn định, nhằm tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, khác với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có tài sản riêng, điều này tạo nên sự khác biệt đặc trưng của nó.

  1. Phân biệt doanh nghiệp nhà nước – doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến, có sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc, mục tiêu hoạt động và cách thức quản lý. Dưới đây là sự phân biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này:

Tiêu chí Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân
Chủ sở hữu
  • Công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Công ty TNHH 2 thành viên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
  • Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;
  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Hình thức tồn tại
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Doanh nghiệp tư nhân (quy định chương VIII Luật doanh nghiệp 2020).
Quy mô Quy mô hoạt động lớn;

Thường được tổ chức theo hình thức công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế.

Quy mô hoạt động đa dạng, nhưng đa số là quy mô vừa và nhỏ.
Ngành nghề hoạt động Hoạt động chủ yếu ở các ngành kinh tế chủ chốt, ngành nghề kinh doanh độc quyền:

  • Xổ số kiến thiết;
  • Hệ thống truyền tải điện quốc gia;
  • In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;
  • Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân…
Hoạt động trong phạm vi ngành nghề được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg – Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. 

Lưu ý:

Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho doanh nghiệp nhà nước.

Về mục tiêu hoạt động Mục tiêu của doanh nghiệp nhà nước không chỉ là tạo ra lợi nhuận mà còn bao gồm thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, như phát triển kinh tế quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia, cung cấp các dịch vụ công hoặc các lĩnh vực mà tư nhân không muốn tham gia. Mục tiêu chính của doanh nghiệp tư nhân là tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động vì mục đích kinh doanh, nhằm tăng trưởng và phát triển trong môi trường cạnh tranh.
Về nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu đến từ ngân sách nhà nước hoặc các khoản vay từ các tổ chức tín dụng, có sự đảm bảo hoặc bảo lãnh của nhà nước. Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu được huy động từ nguồn vốn cá nhân của chủ sở hữu hoặc từ các nhà đầu tư tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể huy động vốn qua các kênh tín dụng, nhưng không có sự bảo lãnh từ nhà nước.

 

Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu được thành lập để thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội và kinh tế quốc gia, với sự can thiệp và quản lý của nhà nước, trong khi doanh nghiệp tư nhân tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận và phát triển trong môi trường cạnh tranh, với quyền quyết định tập trung vào chủ sở hữu. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và hạn chế riêng, phục vụ các mục tiêu và nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

______________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 25/11/2024

Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật luôn nắm giữ vị trí quan trọng hàng đầu, đưa ra phương hướng, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên trước khi doanh nghiệp lựa chọn người đại diện theo pháp luật thì cần nắm…

Xem thêm
Doanh nghiệp xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

Doanh nghiệp xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

Đăng vào ngày: 18/11/2024

Với nhu cầu thực tiễn ngày càng tăng của xã hội, nhiều sáng kiến đã được triển khai, sử dụng hoạt động kinh doanh như một công cụ để tìm ra các giải pháp xã hội bền vững hơn cho cộng đồng. Từ đó, doanh nghiệp xã hội đã ra đời. Chúng tôi nhận được…

Xem thêm
Các chức danh nào trong công ty có thể làm người đại diện theo pháp luật ?

Các chức danh nào trong công ty có thể làm người đại diện theo pháp luật ?

Đăng vào ngày: 16/11/2024

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thường là những cá nhân giữ các chức danh quản lý trong công ty. Tuy nhiên, các chức danh quản lý này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật của mỗi loại hình doanh…

Xem thêm
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được thành lập chi nhánh không?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được thành lập chi nhánh không?

Đăng vào ngày: 13/11/2024

Sau khi thành lập Công ty TNHH một thành viên, để mở rộng quy mô hoạt động, doanh nghiệp có thể tiến hành thành lập chi nhánh Công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh cho Công ty TNHH một thành viên cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng….

Xem thêm