Phân biệt các nhóm quyền sở hữu trí tuệ
Thblaw.com.vn
-
Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công […]
Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Theo quy định của Công ước Stockholm, thì quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hai lĩnh vực quyền mang tính truyền thống đó là: quyền tác giả, quyền liên quan; và quyền sở hữu công nghiệp. Trong khi đó, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp; và quyền đối với giống cây trồng.
-
Quyền tác giả và quyền liên quan:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ ở lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan luôn được pháp luật bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm của mình.
Ngoại trừ những trường hợp được pháp luật cho phép sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao thì mọi hành vi sao chép, trích dịch, công bố phổ biến, … nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các quyền sở hữu công nghiệp khác do pháp luật quy định.
Quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật về sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh.
Sở hữu công nghiệp không phải là một loại sở hữu có liên quan đến tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hữu đối với tài sản vô hình. Đó là sáng chế, giải pháp hữu ích, v.v… Kể cả những đối tượng có thể tưởng là tài sản hữu hình như kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hóa cũng không phải là tài sản hữu hình.
Cái mà pháp luật hướng tới bảo vệ trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu công nghiệp là những đối tượng vô hình đứng đằng sau kiều dáng hay nhãn hiệu, là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu đối tượng đó.
-
Quyền đối với giống cây trồng:
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Đối tượng được pháp luật hướng tới bảo vệ đối với giống cây trồng chính là tính mới, tính ổn định, đồng nhất và khả năng phân biệt với các giống cây trồng khác.
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 05/10/2024
Số lượng, vai trò, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020,cụ thể như sau: (1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 04/10/2024
Đặt tên cho tác phẩm là một trong những quyền nhân thân của tác giả và được pháp luật bảo vệ. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tác giả và các chủ sở hữu liên quan cần hiểu rõ quy định về đặt tên cho tác phẩm. Đặt tên cho tác phẩm là một […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 01/10/2024
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ rất nhiều thông tin trên nhãn mác và bao bì sản phẩm, do đó khi quyết định gắn nhãn mác, bao bì cho sản phẩm cần phải xem xét kĩ các thông tin bảo hộ và cần biết bảo hộ như thế nào, vào […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/09/2024
Ngày nay, sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự phát triển và cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Những tài sản trí tuệ như bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế, chỉ dẫn địa lý đang trở thành tài sản quý báu, giúp tạo ra […]
Xem thêm