Trang chủ » Blog » Những lưu ý khi sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Những lưu ý khi sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

13/09/2024 - 43

Thblaw.com.vn

-

Quyền tác giả là một quyền được bảo vệ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Các tác giả sẽ đăng ký bảo hộ quyền tác giả để tránh việc bị xâm phạm các quyền của mình bởi những chủ thể muốn sử dụng tác phẩm của học. Vậy những chủ thể khác cần lưu ý […]

Quyền tác giả là một quyền được bảo vệ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Các tác giả sẽ đăng ký bảo hộ quyền tác giả để tránh việc bị xâm phạm các quyền của mình bởi những chủ thể muốn sử dụng tác phẩm của học. Vậy những chủ thể khác cần lưu ý gì khi sử dụng các tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Hiện nay, theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ có những loại hình tác phẩm được bảo hộ như sau: truyện, kịch, tác phẩm tạo hình, phim, ảnh, video, chương trình máy tính, tài liệu, bản vẽ, công trình khoa học, bài hát… Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được Nhà nước bảo hộ chia tác phẩm thành ba loại sau: tác phẩm viết (written works), tác phẩm âm nhạc (sound recordings) và tác phẩm hình ảnh (motion pictures).

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định; tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Bảo hộ chủ sở hữu quyền tác giả là việc cơ quan Nhà nước ghi nhận các văn bằng bảo hộ các quyền như nhân thân, tài sản của các chủ sở hữu và chủ sở hữu quyền tác giả được sử dụng các phương thức hợp pháp để bảo vệ các đối tượng quyền tác giả của mình nhằm chống lại mọi sự xâm phạm. Bảo vệ chủ sở hữu quyền tác giả không những ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn giải quyết vấn đề xâm phạm bản quyền cũng như xử lý vấn đề bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 18, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, trong đó:

– Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền sẽ thực hiện các quyền này hoặc cho phép người khác thực hiện. Các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Vì vậy, bên cạnh việc tự ý thức bảo vệ quyền và lợi ích của các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, bản thân mỗi cá nhân, tổ chức phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc xin phép và sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền. Và dưới đây là một trong những lưu ý khi sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

Thứ nhất, cần xác định xem liệu việc sử dụng các tác phẩm đó có cần phải ký một hợp đồng li-xăng với chủ sở hữu quyền hay không? Các hành vi sử dụng tác phẩm có bảo hộ quyền tác giả có thể kể đến như sử dụng một bài hát trong một chương trình truyền hình hay việc bán và phân phối đĩa CD, việc sử dụng các phần mềm trong máy tính của các doanh nghiệp. Hầu hết các hành vi sử dụng hay khai thác thương mại các quyền như vậy đều cần tới một hợp đồng li-xăng hoặc chuyển nhượng quyền từ chủ sở hữu, do vậy, việc xác định có phải có hợp đồng li-xăng hay không là rất quan trọng. Tiếp đó, các chủ thể muốn sử dụng cần xác định chủ sở hữu quyền để đàm phán, soạn thảo và ký kết một hợp đồng li-xăng trước khi sử dụng và khai thác tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả.

Thứ hai, cần xác định xem quyền tác giả được quản lý bởi chính chủ sở hữu, nhà sản xuất hay được quản lý bởi một tổ chức tập thể nào hay không. Nếu có một tổ chức quản lý quyền tập thể, khi hợp tác với tổ chức này, cá nhân và tổ chức muốn sử dụng tác phẩm có thể tiết kiệm được nhiều sức lực và tiền bạc. Tổ chức này có thể đơn giản hóa đáng kể quy trình nhận li-xăng các tác phẩm, trực tiếp giao dịch với các tác giả, chủ sở hữu riêng lẻ. Tổ chức cũng cung cấp dịch vụ tập trung theo tỉ lệ phí và các điều kiện sử dụng có thể được thương lượng và nhận sự cho phép một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Thứ ba, cần xin phép sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Đối với suy nghĩ của không ít người hiện nay, các tác phẩm được công bố trên Internet là thuộc sở hữu công cộng và có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm đó. Tuy nhiên, dù được công bố ở phương tiện nào và tác phẩm đó vẫn đang trong thời hạn bảo hộ thì việc sử dụng cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Ngoài ra, có thể xác định thêm liệu hành vi của mình có thuộc trường hợp được sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ hay không.

Bất kỳ tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan nào, từ các bản nhạc đến các sản phẩm đa phương tiện, các bài báo và các tác phẩm nghe nhìn mà chưa hết thời hạn bảo hộ, thì vẫn được bảo hộ mà không cần quan tâm liệu chúng được xuất bản trên giấy hoặc các phương tiện khác, ví dụ, trên Internet.

Nhìn chung, doanh nghiệp nên xin phép chủ sở hữu quyền trong từng trường hợp trước khi sử dụng. Tương tự, sự cho phép sử dụng là cần thiết nếu doanh nghiệp tham gia vào việc xuất bản và tạo ra các tác phẩm, bản ghi âm, chương trình phát sóng, cuộc biểu diễn được bảo hộ quyền tác giả được cung cấp thông qua trang tin Internet của doanh nghiệp.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về các điểm cần chú ý trước khi sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quy định của pháp luật về đồng tác giả

Quy định của pháp luật về đồng tác giả

Đăng vào ngày: 03/10/2024

Một tác phẩm có thể được sáng tạo bởi một hoặc nhiều tác giả. Đồng tác giả được hiểu là 2 người cùng tham gia sáng tạo hay hoàn thiện tác phẩm của mình. Họ có những quyền như tác giả thông thường và có thể tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền dành […]

Xem thêm
Cá nhân có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế mà chỉ mới được lên ý tưởng hay không

Cá nhân có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế mà chỉ mới được lên ý tưởng hay không

Đăng vào ngày: 23/09/2024

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như chúng ta đã biết là bảo hộ cho tác phẩm; xác lập quyền cho sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí,… Vậy đối với tài sản mới được lên ý tưởng thì có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ […]

Xem thêm
Quyền tác giả trong vấn đề đạo nhái tranh

Quyền tác giả trong vấn đề đạo nhái tranh

Đăng vào ngày: 18/09/2024

Trên thực tế, pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không hề có khái niệm về “đạo nhái”. Có thể hiểu hành vi “đạo nhái” tác phẩm là hành vi sao chép, làm lại, phân phối… trái phép một phần, hoặc toàn bộ tác phẩm gây ảnh hưởng đến các quyền nhân thân và […]

Xem thêm
Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 05/09/2024

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nên chúng mang những đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ như đối tượng bảo hộ là tài sản vô hình, chứa […]

Xem thêm