Trang chủ » Blog » Những kiến thức cơ bản về sáng chế

Những kiến thức cơ bản về sáng chế

22/11/2022 - 95

Thblaw.com.vn

-

Hàng năm, tại Việt Nam có rất nhiều sáng chế được công bố và đưa ra sử dụng. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển đó là trình độ đạo nhái sản phẩm ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Vậy nên, chủ sở hữu sáng chế phải biết được những điều luật cơ bản […]

Hàng năm, tại Việt Nam có rất nhiều sáng chế được công bố và đưa ra sử dụng. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển đó là trình độ đạo nhái sản phẩm ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Vậy nên, chủ sở hữu sáng chế phải biết được những điều luật cơ bản để bảo vệ cho tài sản của mình được “độc quyền” trên thị trường.  

Đầu tiên cần phải hiểu sáng chế là gì?

Sáng chế là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Căn cứ vào Luật SHTT: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

 

Với Bằng độc quyền sáng chế  Với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Có tính mới Có tính mới
Có trình độ sáng tạo Không phải là hiểu biết thông thường
Có khả năng áp dụng công nghiệp Có khả năng áp dụng công nghiệp

 

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế; cụ thể là:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Vậy ai là người có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế?

Theo Điều 86 Luật SHTT, quyền đăng ký bảo hộ sáng chế được quy định cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân gồm:

+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen.

– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký, quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Bên cạnh đó, để duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế (có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn)/ bằng độc quyền giải pháp hữu ích (có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn) thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực sẽ do Chính phủ quy định.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn 

 

 

 

 

Bài viết liên quan
Quy định về sáng chế mật

Quy định về sáng chế mật

Đăng vào ngày: 20/03/2024

Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước gọi. Hình thức bảo hộ sáng chế mật: Sáng chế mật chỉ có thể […]

Xem thêm
Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Đăng vào ngày: 20/11/2023

1.Sáng chế là gì? Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Các sản phẩm sáng chế được bảo hộ độc quyền thông qua việc cấp Bằng độc quyền sáng […]

Xem thêm
Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Đăng vào ngày: 07/11/2023

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau: “Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp […]

Xem thêm
Xâm phạm quyền đối với sáng chế là gì

Xâm phạm quyền đối với sáng chế là gì

Đăng vào ngày: 31/10/2023

Sáng chế là thành quả của quá trình lao động trí tuệ và góp phần quan trọng để phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc ứng dụng những hiệu quả sáng chế cũng gặp nhiều trở ngại bởi thực trạng khai thác sử dụng sáng chế một cách bất hợp […]

Xem thêm