Trang chủ » Blog » Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
15/02/2025 - 11
Thblaw.com.vn
-
Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…
Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào về loại nhãn hiệu này?
Ảnh: Sưu tầm
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Dựa vào khái niệm trên thì nhãn hiệu liên kết có những đặc điểm sau:
Đặc điểm về chủ thể: Các nhãn hiệu này phải do cùng một chủ thể đăng ký, hay được hiểu như cùng một chủ sở hữu.
Đặc điểm về nhãn hiệu: Nhãn hiệu đăng ký phải tương tự hoặc trùng với nhau. “Trùng” được hiểu là hoàn toàn giống nhau về cả nội dung và hình thức, “tương tự” có nghĩa là giống nhau về cả mặt hình thức và nội dung nhưng có điểm khác biệt cụ thể mà có thể nhận ra được bằng tên gọi, công dụng, tính năng của sản phẩm, dịch vụ đó. Ví dụ về nhãn hiệu liên kết của Vingroup trên khi các sản phẩm trên đều do chủ sở hữu đăng ký, đều bắt đầu bằng chữ “Vin”.
Đặc điểm về phân loại : Nhãn hiệu này phải cùng nhóm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với nhau mà chủ thể có quyền đang thực hiện hoạt động kinh doanh.
Mục đích đăng ký
Mục đích đăng ký nhãn hiệu này là bảo vệ nhãn hiệu, tránh chủ thể khác xâm phạm, ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. Cũng giống như mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu thông thường, đăng ký nhãn hiệu liên kết bảo hộ một cách tối đa nhất. Bởi nó, đưa ra nhiều nhãn hiệu giống nhau, hoặc tương tự nhau, giảm thiểu tối đa chủ thể khác đăng ký bảo hộ.
Việc đăng ký nhãn hiệu có liên kết được đánh giá mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như được sử dụng độc quyền dấu hiệu có khả năng nhận biết cho các loại sản phẩm không cùng nhóm liên kết nếu chúng có liên quan đến nhau. Đồng thời, hình thức đăng ký nhãn hiệu này còn góp phần giúp cho người tiêu dùng có sự tin tưởng hơn khi sử dụng các loại hàng hóa có cùng nguồn gốc. Chính vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm không phải đầu tư nhiều vào hoạt động quảng cáo, hay tạo niềm tin với người dùng.
Tuy nhiên, với việc đăng ký nhãn hiệu liên kết cùng có hạn chế chính là có một sản phẩm bị mất uy tín, cũng sẽ kéo theo các nhãn hiệu được liên kết với nó cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
So với các nhãn hiệu độc lập thông thường, khi đăng ký nhãn hiệu liên kết, chủ thể đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý về tờ khai đăng ký nhãn hiệu như sau:
Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu liên kết,;
Người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ :
Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hoá, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh…
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…
1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…