Trang chủ » Blog » Nhận diện thủ đoạn xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu trong môi trường thương mại điện tử

Nhận diện thủ đoạn xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu trong môi trường thương mại điện tử

31/12/2023 - 127

Thblaw.com.vn

-

Từ bối cảnh pháp luật điều chỉnh còn nhiều bất cập và hạn chế, thủ đoạn của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu ngày càng tinh vi. Không chỉ dừng lại trong lãnh thổ Việt Nam và trong môi trường thực tế, hành vi phạm tội còn được mở rộng…

Từ bối cảnh pháp luật điều chỉnh còn nhiều bất cập và hạn chế, thủ đoạn của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu ngày càng tinh vi. Không chỉ dừng lại trong lãnh thổ Việt Nam và trong môi trường thực tế, hành vi phạm tội còn được mở rộng không giới hạn trên không gian mạng toàn cầu; thậm chí thu hút cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Thực tế có thể nhận diện các chiêu thức, thủ đoạn của các hành vi này như sau:

Thứ nhất, chúng có thể mượn pháp nhân của chính doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng (được nhiều người biết đến) để sử dụng trái phép logo, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp đó đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bằng thủ đoạn thiết lập các trang web, tài khoản, trang, nhóm, kể cả nền tảng mới để quảng bá, mời chào bằng những lời có cánh, hấp dẫn, kêu gọi đầu tư trái phép vào những dự án ảo, nhằm chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân của thủ đoạn này thường là những nhà đầu tư thiếu thông tin. Điển hình như vụ của Công ty Cổ phần Vinpearl mới đây bị bọn tội phạm sử dụng trái phép logo, thương hiệu và hình ảnh trên các nền tảng xã hội, để quảng bá nội dung không có thực: “Tập đoàn VINGROUP cho ra mắt nền tảng đầu tư quảng báo trực tuyến về khách sạn cao cấp khu nghỉ dưỡng VINPEAL với chính sách hỗn dẫn”, để kêu gọi đầu tư vào nền tảng mới mang tên “Vinpearl E+ Nền tảng đầu tư mới 4.0” với cam kết “siêu lợi nhuận”… Đối với những thủ đoạn như thế này, nếu như Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và các cơ quan có thẩm quyền khác không kịp thời phát hiện và cảnh báo thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Thứ hai, chúng dùng chính pháp nhân của mình để đánh cắp bản quyền nhãn hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp đã đăng ký và được bảo hộ quyền sở hữu, “hô biến” thành tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để khai thác trục lợi thông qua các nền tảng mạng xã hội. Nạn nhân của chiêu thức, thủ đoạn này cũng là những đối tượng thiếu thông tin chính thống về chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu. Điển hình của thủ đoạn này trong đó có hành vi của 2 DN sản xuất phim hoạt hình có trụ sở ở London – Anh là Entertainment One UK Limited và Astley Baker Davies Limited (EO) đã gây ra đối với Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và dịch vụ Sconnect Việt Nam (Sconnect).

Thứ ba, chúng sử dụng các dấu hiệu nhận biết trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó đã được bảo hộ, khiến người sử dụng dễ nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ. Hoặc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, làm người sử dụng sản phẩm và dịch vụ nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng…

Thứ tư, chúng lợi dụng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ không bắt buộc nhãn hiệu nổi tiếng đăng ký quyền sở hữu tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc trong khi mở rộng thị trường đầu tư và kinh doanh một số doanh nghiệp đã “quên” xúc tiến thủ tục đăng ký bảo hộ tài sản Sở hữu trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu; một số tổ chức, cá nhân đã “nhanh chân” nộp đơn đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu đó. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp đánh mất thương hiệu, hoặc phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức để “đòi” lại nhãn hiệu và khẳng định lại thương hiệu. Câu chuyện Công ty Trung Nguyên từng đứng trước nguy cơ đánh mất thương hiệu Cà phê Trung Nguyên khi mở rộng thị trường ở Mỹ (hồi năm 2000) vì chậm chân đăng ký quyền sở hữu là bài học đắc giá vẫn còn thời sự. Để lấy lại nhãn hiệu từ Công ty Rice Field, Trung Nguyên đã mất thời gian 2 năm trời và tiêu tốn tốn hàng trăm nghìn USD.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 31/10/2024

Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…

Xem thêm
Tìm hiểu về nhãn hiệu phi truyền thống

Tìm hiểu về nhãn hiệu phi truyền thống

Đăng vào ngày: 19/10/2024

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật là sự ra đời của các dịch vụ, công nghệ hiện đại. Nhãn hiệu với vai trò phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp theo đó cũng vượt ra…

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng vào ngày: 18/10/2024

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…

Xem thêm
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm