Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
Thblaw.com.vn
-
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là tư tưởng chỉ đạo cho các chủ thể khi vận dụng các quy phạm pháp luật về quyền tác giả, đặc biệt là đối với việc áp dụng các quy định về quyền tác giả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh…
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là tư tưởng chỉ đạo cho các chủ thể khi vận dụng các quy phạm pháp luật về quyền tác giả, đặc biệt là đối với việc áp dụng các quy định về quyền tác giả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp.
Vậy có những nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả nào?
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân.
Quyền tự do sáng tạo của cá nhân được xây dựng trên nguyên tắc: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động văn hoá khấc. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” (Điều 60 Hiến pháp năm 1992). Những quy định tại Điều 30 và Điều 32 Hiến pháp năm 1992 cũng thể hiện sự bảo đảm bằng pháp luật với những cá nhân sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Các quy định này bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân trên cơ sở loại trừ các tác phẩm có nội dung phản động, đồi trụy; mê tín, hủ tục.
Nhà nước đã tạo thế chủ động và tự do sáng tạo của cá nhân, điều này được ghi nhận trong Hiến pháp, đồng thời cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung của luật dân sự đặc biệt là nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận”. với quy định trên đây thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, khuyến khích tự do sang tạo, cấm cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo của cá nhân.
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể.
Nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo và định hướng cho tất cả các ngành luật khi ghi nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân. Nguyên tắc bình đẳng được quy định tại Điều 55 Hiến pháp năm 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo và định hướng cho tất các ngành luật khi ghi nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân.
Pháp luật quy định về quyền tác giả nói chung và quyền của người sáng tác văn học, nghệ thuật nói riêng. Mọi các nhân đều có quyền hoạt động, sáng tạo để tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kể cả cá nhân đó là người nước ngoài. Tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm. pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng, khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất. khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi bị xâm phạm về quyền tác giả.
Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm.
Khi tác phẩm hay công trình khoa học đã hoàn thành và được công chúng biết đến thì việc sao chép sử dụng thành quả lao động một cách bất hợp pháp lại rất dễ dàng. Do vậy, nguy cơ bị xâm phạm rất lớn kéo theo việc xác định thiệt hại rất khó khăn, phức tạp bởi khả năng lan truyền nhanh chóng của việc sử dụng tác phẩm qua các phương tiện thông tin, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sáng tạo, thậm chí còn làm chậm sự phát triển.
Nội dung của nguyên tắc này được quy định như sau:
- Tác phẩm được pháp luật bảo hộ phải có tính sáng tạo, không phải là cách sắp xếp diễn đạt đơn thuần, bắt chước cách diễn đạt thể hiện ngôn từ, màu sắc khuôn mẫu.
- Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc (bản đầu tiên của tác phẩm do tác giả sáng tạo ra). Điều đó không có nghĩa là chủ đề, nội dung hay ý tưởng của tác phẩm phải mới mà đặt ra cho người sáng tác hình thức thể hiện mới của ý tưởng đó và do tác giả sáng tạo ra.
- Bảo đảm tính toàn vẹn của tác phẩm. Trong các quyền nhân thân của tác giả có quyền bảo vệ tính toàn vẹn của tác phẩm. Xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả, bởi vì trong quá trình sáng tạo tác phẩm, tác giả đã có tư tưởng độc lập, những tư duy riêng của mình trong tác phẩm, cách sắp xếp, trình bày diễn đạt ý tưởng của tác giả theo ý của mình.
Bằng tài năng sáng tạo nên tác phẩm hay công trình khoa học của mình, các tác giả của những sản phẩm trí tuệ đó đều có các quyền về tinh thần và về vật chất như nhau. Các tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng, khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi bị xâm phạm về quyền tác giả.
Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 02/12/2024
Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 01/12/2024
Hiện nay, việc review phim đang trở thành một hoạt động phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy liệu hành vi này có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả hay không? Thực tế, việc review phim cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người thực hiện. Vậy…
Xem thêm