Trang chủ » Blog » Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

24/09/2023 - 261

Thblaw.com.vn

-

Căn cứ Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn được quy định như sau: – Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời…

Căn cứ Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn được quy định như sau:

– Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

– Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

+ Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

– Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

+ Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

+ Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

+ Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

– Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.

Như vậy, người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Do đó, được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn là quyền của người biểu diễn.

Hành vi xâm phạm quyền giới thiệu tên của người biểu diễn bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 21 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn bị xử lý như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh người biểu diễn để biểu diễn tác phẩm.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc buộc sửa lại đúng tên người biểu diễn đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

+ Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với hành vi không nêu tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Để được tư vấn chi tiết về đăng ký nhãn hiệu, quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của THB để được hỗ trợ tư vấn:
——————
☎️📨CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
VPDD: Số 10, Ngõ 102, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0918839995
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Web: thblaw.com.vn
Bài viết liên quan
Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Đăng vào ngày: 06/01/2025

Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…

Xem thêm
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 28/12/2024

Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…

Xem thêm
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 25/12/2024

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…

Xem thêm
Trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm có buộc phải thông báo cho chủ thể dữ liệu không ?

Trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm có buộc phải thông báo cho chủ thể dữ liệu không ?

Đăng vào ngày: 23/12/2024

  Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…

Xem thêm