Một doanh nghiệp có thể thành lập bao nhiêu chi nhánh
Thblaw.com.vn
-
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với […]
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, các văn bản hướng dẫn liên quan và các quy định khác của pháp luật thì không có quy định hạn chế về số lượng chi nhánh của một doanh nghiệp. Đồng nghĩa, số chi nhánh doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập là không giới hạn, tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định số lượng chi nhánh của doanh nghiệp
Theo đó, doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Vậy hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh;
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Căn cứ: Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
– Việc lập chi nhánh ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
-
Một số lưu ý khi đặt tên chi nhánh doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải lưu ý các quy định sau đây khi đặt tên cho chi nhánh của doanh nghiệp:
– Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”
– Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 05/10/2024
Số lượng, vai trò, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020,cụ thể như sau: (1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/09/2024
Điều lệ công ty không phải là điều xa lạ đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và dân kinh doanh nói riêng. Nhưng không phải ai cũng hiểu tầm quan trọng của điều lệ công ty trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật không quy định cụ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/09/2024
Con dấu là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp, là phương tiện đặc biệt được doanh nghiệp sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Nó càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong thời đại hiện nay vì khi đó yêu cầu về tính xác […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 06/08/2024
Một doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Theo khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020, “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, […]
Xem thêm