Trang chủ » Blog » Mối liên hệ của quyền tác giả và quyền liên quan

Mối liên hệ của quyền tác giả và quyền liên quan

07/01/2023 - 77

Thblaw.com.vn

-

Căn cứ khoản 2,3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả và quyền liên quan: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.  “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền […]

Căn cứ khoản 2,3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả và quyền liên quan:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. 

“Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.

Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và thể hiện nó dưới dạng hình thức nhất định thông qua quá trình lao động sáng tạo hoặc một cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền tác giả thì những tổ chức, cá nhân đó là chủ thể của quyền tác giả. Còn những chủ thể được sở hữu quyền liên quan là khi họ thực hiện một cuộc biểu diễn, hoặc tổ chức một buổi biểu diễn, buổi ghi hình, ghi âm….

  1. Về chủ thể được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

– Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tổ chức, cá nhân là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu tác giả. Tác phẩm được công bố phải là tác phẩm chưa được công bố hoặc đã được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sáng tác

– Quyền liên quan là quyền được trao cho một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng; cụ thể như:

+) Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật;

+) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn;

+) Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác;

+) Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

2. Về đối tượng được bảo hộ

– Quyền tác giả: đối tượng được bảo hộ là tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm ở đây được hiểu là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và khoa học có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và phương thức nào.

Ví dụ như: tác phẩm văn học, khoa học; sách giáo khoa; tác phẩm báo chí;..

– Quyền liên quan: đối tượng được bảo hộ là cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. 

3. Về nội dung và điều kiện bảo hộ:

– Quyền tác giả: bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. 

+ Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;…

+ Quyền tài sản : Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,…

Quyền tác giả muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện như sau: có tính nguyên gốc; được định hình dưới một dạng vật chất nhất định; trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. 

– Quyền liên quan: chủ yếu là quyền tài sản, duy nhất chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân.

  • Quyền nhân thân của người biểu diễn: Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
  •  Quyền tài sản, bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn,….

 Quyền liên quan để được bảo hộ phải đáp ứng đủ điều kiện: là có tính nguyên gốc, phải có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

 

 

Bài viết liên quan
Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để  bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 24/03/2024

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác […]

Xem thêm
Tìm hiểu về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Tìm hiểu về giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 11/03/2024

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL quy định như sau: Giám định quyền tác giả, quyền liên quan Giám định quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là giám định) là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, […]

Xem thêm
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?

Đăng vào ngày: 24/02/2024

Theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ghi nhận: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Như vậy, để được công nhận là tác giả và được pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chủ […]

Xem thêm
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Đăng vào ngày: 19/02/2024

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (còn được gọi là quyền tinh thần) và quyền tài sản (còn được gọi là quyền kinh tế). Tuỳ thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng của các quyền này đối với lợi ích của tác […]

Xem thêm