Trang chủ » Blog » Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?
Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?
05/12/2024 - 31
Thblaw.com.vn
-
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà còn đăng ký bảo hộ quốc tế. Vậy, khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, Luật THB sẽ giải đáp cho bạn trong bài tư vấn dưới đây:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dựa trên thủ tục đăng ký theo quy định của Luật này hoặc thông qua công nhận đăng ký quốc tế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực từ ngày cấp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, việc các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… cho sản phẩm tại Việt Nam không tự động tạo ra hiệu lực bảo vệ tại các quốc gia khác trên thế giới.
Để được bảo vệ tại nước ngoài, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ theo pháp luật của từng quốc gia hoặc thông qua các điều ước quốc tế như Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs), Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Công ước Paris về bảo vệ sở hữu công nghiệp, tùy vào loại tài sản trí tuệ cần đăng ký bảo vệ.
Doanh nghiệp cần xem xét một số yếu tố khi quyết định thời điểm đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, bao gồm thời gian ra mắt sản phẩm, khả năng tài chính để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc tế, và khả năng bên thứ ba sao chép hoặc phát triển độc lập các đặc điểm kỹ thuật, kiểu dáng hoặc nhãn hiệu của sản phẩm.
Có một số điều quan trọng doanh nghiệp cần chú ý để tránh chi phí quá cao khi đăng ký sở hữu trí tuệ quá sớm và không bỏ lỡ thời điểm đăng ký quan trọng.
1. Nộp đơn quá sớm
Đăng ký sáng chế ở nhiều quốc gia có thể tốn kém, vì vậy không nên bắt đầu quá trình này quá sớm. Điều này giúp tránh các chi phí không cần thiết như phí nộp đơn, phí dịch thuật và phí duy trì trong giai đoạn thương mại hóa ban đầu. Một cách hiệu quả để trì hoãn chi phí là sử dụng Hiệp ước về Hợp tác sáng chế (PCT) để đăng ký sáng chế quốc tế.
2. Nộp đơn quá muộn
Trái lại, cũng có lý do khiến doanh nghiệp không nên trì hoãn quá lâu việc đăng ký sở hữu trí tuệ. Đầu tiên, hầu hết các quốc gia áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên, nhận bảo vệ đầu tiên”, nghĩa là doanh nghiệp khác có thể đăng ký bảo vệ sáng chế hoặc nhãn hiệu nếu doanh nghiệp mình không đăng ký kịp thời. Nếu doanh nghiệp trì hoãn, sản phẩm hoặc sáng chế của đối thủ có thể được cấp bảo hộ trước. Thứ hai, nếu thông tin về sáng chế, kiểu dáng hoặc đặc điểm kỹ thuật đã được công bố hoặc sử dụng trên thị trường, sẽ không đủ điều kiện để được bảo vệ do thiếu tính mới. Quyền ưu tiên mang lại những lợi thế thực tiễn to lớn cho người nộp đơn muốn bảo hộ sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp của mình ở nhiều nước khác nhau, tuy nhiên nó cũng có một thời hạn rõ ràng. Cụ thể là các đơn đăng ký không cần phải nộp đồng thời ở nước sở tại và các nước khác vì có đến 6 – 12 tháng để họ quyết định về những nước nào cần phải nộp đơn đăng ký bảo hộ. Người nộp đơn có thể sử dụng thời gian này để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thương mại hoá sản phẩm mới. Mặt khác, người nộp đơn phải triệt để đáp ứng về thời hạn ưu tiên để nhận được sự bảo hộ ở nước khác. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu, doanh nghiệp vẫn có thể được bảo vệ sau khi sử dụng trên thị trường, mặc dù tốt nhất là đăng ký trước khi sản phẩm ra mắt.
3. Tránh trì hoãn khi đã đăng ký nội địa
Khi doanh nghiệp đã đăng ký bảo vệ sở hữu trí tuệ tại thị trường nội địa, không nên trì hoãn việc đăng ký quốc tế, vì quyền ưu tiên cho phép doanh nghiệp có từ 6 đến 12 tháng để đăng ký ở các quốc gia khác mà không lo mất quyền bảo vệ. Các đơn đăng ký ở các quốc gia trong thời gian này sẽ được coi là nộp đồng thời với đơn đầu tiên, giúp doanh nghiệp bảo vệ sáng chế hoặc kiểu dáng ở nước ngoài. Nếu bỏ lỡ thời gian này, đơn quốc tế có thể không được cấp bảo vệ vì không đáp ứng yêu cầu về tính mới.
4. Thời gian ưu tiên
Thời gian ưu tiên không giống nhau cho từng loại sở hữu trí tuệ. Đối với sáng chế, thời gian ưu tiên là 12 tháng, sau đó doanh nghiệp có thể gặp rủi ro không được bảo vệ ở nước ngoài. Nếu đăng ký qua hệ thống PCT, doanh nghiệp có thể kéo dài thêm 18 tháng (hoặc 8 tháng tại một số quốc gia). Đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, thời gian ưu tiên là 6 tháng.
5. Quyền tác giả và quyền liên quan
Trong lĩnh vực quyền tác giả, doanh nghiệp nên đăng ký bảo vệ tác phẩm càng sớm càng tốt, đặc biệt trước khi xuất khẩu sản phẩm. Đối với một số sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký bảo vệ quyền tác giả thông qua các tổ chức quản lý tập thể, giúp đảm bảo quyền lợi cho tác giả khi tác phẩm được sử dụng ở nước ngoài.
Tóm lại, khi doanh nghiệp dành tâm huyết cho một sản phẩm, bỏ nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu các tính năng độc đáo, mới lạ ở sản phẩm hoặc có định hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài thì cần nhanh chóng tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm đó tại các quốc gia này để tự bảo vệ tài sản vô hình cũng như hữu hình của mình.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài. Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
______________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể thể hiện bằng chữ, bằng logo, slogan hoặc bằng hình… Để được đăng kí nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền, hàng hóa phải đáp ứng được tiêu chuẩn…
Nhãn hiệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ trên thị trường mà còn góp phần tạo dựng vị thế trong tâm trí của khách hàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn…
Trong quá trình thành lập và xây dựng bảo vệ thương hiệu, tên doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu. Mặc dù việc đặt tên cho doanh nghiệp có vẻ đơn giản, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, cá nhân hoặc tổ chức…