Hồ sơ yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan
Thblaw.com.vn
-
Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 40 NĐ 105/2006/ NĐ- CP quy định như sau: Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ 1.Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ gồm các cơ quan có thẩm…
Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 40 NĐ 105/2006/ NĐ- CP quy định như sau:
Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ
1.Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;
c) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quy định tại khoản 2 Điều này có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện giám định.
Căn cứ trên quy định cá nhân có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
– Chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
– Cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.
Lưu ý: Cá nhân có quyền yêu cầu giám định có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện giám định.
Cá nhân có yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan phải chuẩn bị những hồ sơ gì gửi đến giám định viên hoạt động độc lập?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu giám định
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 40 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 119/2010/NĐ-CP nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu giám định đến giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu giám định trong đó có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
– Số CMND hoặc số quyết định thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, ngày cấp, nơi cấp của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
– Số điện thoại, Fax, E-mail của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
– Tư cách yêu cầu giám định (tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan; người có quyền, lợi ích liên quan; tư cách khác);
– Căn cứ yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Các nội dung liên quan khác.
b) Các tài liệu kèm theo:
– Các mẫu cần giám định;
– Các tài liệu chứng minh về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, các đối tượng quyền liên quan;
– Các tài liệu liên quan khác.
…
Theo đó, cá nhân có yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan phải chuẩn bị những hồ sơ sau đây gửi đến giám định viên hoạt động độc lập:
(1) Văn bản yêu cầu giám định trong đó có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
– Số CMND hoặc số quyết định thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, ngày cấp, nơi cấp của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
– Số điện thoại, Fax, E-mail của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định;
– Tư cách yêu cầu giám định (tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan; người có quyền, lợi ích liên quan; tư cách khác);
– Căn cứ yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Các nội dung liên quan khác.
(2) Các tài liệu kèm theo:
– Các mẫu cần giám định;
– Các tài liệu chứng minh về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, các đối tượng quyền liên quan;
– Các tài liệu liên quan khác.
Trường hợp nào giám định viên hoạt động độc lập từ chối tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu giám định
…
- Giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định từ chối thực hiện giám định đối với một trong các trường hợp sau:
a) Không thuộc chuyên ngành giám định quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này;
b) Các quy định tại điểm b khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 44 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 119/2010/NĐ-CP.
Theo đó, giám định viên hoạt động độc lập từ chối tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan của cá nhân có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Không thuộc chuyên ngành giám định quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL:
+ Giám định quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
+ Giám định quyền liên quan đối với các đối tượng quyền liên quan quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
– Các quy định tại điểm b khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP), quy định cụ thể như sau:
+ Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định;
+ Từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định;
Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 14/01/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/01/2025
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đó, các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 09/01/2025
Việc mua bán, tặng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật là điều diễn ra ngày càng phổ biến. Bản quyền chính là quyền tác giả, việc bảo hộ quyền tác giả là cách để pháp luật bảo vệ quyền lợi của những người tạo ra tác phẩm và giá trị của tác phẩm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 08/01/2025
Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến, hầu hết ở các lĩnh vực như nhiếp ảnh; báo chí; biểu diễn; âm nhạc; điện ảnh; phần mềm máy tính,… Quyền tác giả và quyền liên quan là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác…
Xem thêm