Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu
Thblaw.com.vn
-
Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]
Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức năng, tổ chức chuyên môn khuyến khích thực hiện khi mà trên thị trường nhiều hành vi ăn cắp, đạo nhái thương hiệu sản phẩm ngày càng nhiều. Trong khi đó việc không đăng ký thương hiệu sẽ đem lại nhiều hậu quả bất lợi cho chính chủ sở hữu thương hiệu đó.
- Bất lợi trong các chiến dịch tiếp thị thương hiệu
Hầu hết các công ty quảng cáo, truyền thông tiếp thị hiện nay trong quá trình đàm phán ký hợp đồng dịch vụ đều yêu cầu khách hàng cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để chắc chắn nhãn hiệu không xâm phạm quyền nhãn hiệu của doanh nghiệp khác khi quảng cáo. Bởi lẽ, nếu thật sự vi phạm thì khi khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền sẽ rất rắc rồi khi mà công ty quảng cáo cũng là nguyên nhân tiếp tay cho hành vi xâm phạm bản quyền.
- Thiếu cơ sở pháp lý quan trọng trong giải quyết tranh chấp
Trước mỗi tranh chấp, bạn cần đưa ra những cơ sở, tài liệu thuyết phục chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của bạn đối với nhãn hiệu đang tranh chấp. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là một cơ sở quan trọng trong việc xác định ai là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu đó. Vậy nên, nếu bạn không đăng ký nhãn hiệu, đối thủ sẽ có ưu thế trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu.
- Bị đối thủ cạnh tranh đăng ký thương hiệu trước
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều công ty mới được thành lập cùng kinh doanh trên một mặt hàng hay một lĩnh vực, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng nhiều. Một khi mà thương hiệu của bạn bắt đầu nhận được sự chú ý của người tiêu dùng thì kéo theo đó thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sao chép, ăn cắp thương hiệu cũng được tăng lên rất nhanh.
- Người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng
Nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền là dấu hiệu đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Dấu hiệu này vừa đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp vừa giúp phân biệt chống hàng giả, hàng nhái. Thương hiệu chỉ được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền cho người đăng ký sớm nhất, vì vậy để đảm bảo lợi ích Quý doanh nghiệp hãy đăng ký độc quyền thương hiệu càng sớm càng tốt.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 09/09/2024
Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 06/09/2024
“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” rất đa dạng và phức tạp do quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các đối tượng quyền khác nhau được xác lập dựa trên các điều kiện pháp lý khác nhau. Xét về thực chất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 30/08/2024
“Đầu cơ” là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 29/08/2024
Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố […]
Xem thêm