Trang chủ » Blog » Hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

Hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

12/11/2024 - 43

Thblaw.com.vn

-

Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phổ biến tại nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Pháp luật Việt Nam phải đối mặt với tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ khá nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là hành…

Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phổ biến tại nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Pháp luật Việt Nam phải đối mặt với tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ khá nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Cùng luật THB tìm hiểu về vấn đề này.

Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về những hành vi xâm phạm quyền tác giả, cụ thể:

“1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.

2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.

4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.

5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

7. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.”

Dưới đây là 03 hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất, bao gồm

1. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

– Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

– Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

2. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm

Tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về những hành vi xâm phạm quyền tác giả cụ thể như sau:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả về phân phối tác phẩm đến công chúng

Tại khoản 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 cũng có quy định hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả cũng là một trong số những hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Theo đó, tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Như vậy, trên đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp phải, đặc biệt là việc sao chép, phân phối trái phép các tác phẩm âm nhạc, sách, phần mềm hoặc các tác phẩm nghệ thuật mà không có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Những hành vi này không chỉ vi phạm quyền lợi hợp pháp của người sáng tạo mà còn gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế và làm suy giảm động lực sáng tạo trong xã hội.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

______________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền ?

Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền ?

Đăng vào ngày: 21/01/2025

Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi…

Xem thêm
Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

Đăng vào ngày: 18/01/2025

Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi…

Xem thêm
Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 16/01/2025

Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 14/01/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm