Trang chủ » Blog » Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

05/05/2023 - 24

Thblaw.com.vn

-

Căn cứ khoản 2 Điều 129 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định hành vi bị coi là hành vi xâm phạm đối với tên thương mại như sau: “Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người […]

Căn cứ khoản 2 Điều 129 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định hành vi bị coi là hành vi xâm phạm đối với tên thương mại như sau: “Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.” So với các quy định của hành vi xâm phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý chưa được rõ ràng bằng, tuy nhiên với mức độ khái quát nhất ta có cái nhìn cụ thể về hành vi này, để không vi phạm bảo vệ chính lợi ích của mình cũng như không xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể khác.

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:

– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.

– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Dựa trên quy định được đưa ra chúng ta có thể thấy để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:

Căn cứ dựa trên những dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;

Ngoài ra còn các căn cứ dựa trên các loại sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

 

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Quyền của người biểu diễn

Quyền của người biểu diễn

Đăng vào ngày: 23/05/2023

Việc truyền tải, đưa tác phẩm đến với công chúng có thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng thông qua người biểu diễn là phổ biến nhất. Chủ thể biểu diễn tác phẩm là một chủ thể được pháp luật sở hữu trí tuệ quan tâm và bảo hộ các quyền của họ. Tại Việt […]

Xem thêm
Có được lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?

Có được lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?

Đăng vào ngày: 18/05/2023

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Có thể thấy, chức năng chính của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của tổ […]

Xem thêm
Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

Đăng vào ngày: 16/05/2023

Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:  Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Khoản 4 Điều […]

Xem thêm
Loại hàng hóa nào không cần ghi nhãn

Loại hàng hóa nào không cần ghi nhãn

Đăng vào ngày: 09/05/2023

Về nguyên tắc, tất cả những hàng hóa thì cần phải ghi nhãn. Tuy nhiên, đối với những hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 1 NĐ 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 NĐ 111/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/02/2022) thì không cần ghi nhãn: – Bất động sản; – […]

Xem thêm