Trang chủ » Blog » Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn

Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn

04/06/2023 - 172

Thblaw.com.vn

-

Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu (yếu tố cấu thành, cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố, màu sắc, ấn tượng tổng quan đối với người tiêu dùng) trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thương mại tương ứng…

Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu (yếu tố cấu thành, cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố, màu sắc, ấn tượng tổng quan đối với người tiêu dùng) trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thương mại tương ứng của chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.

Chỉ dẫn thương mại theo quy định trên gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) và các đối tượng sau đây:

“Nhãn hàng hoá” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

– “Khẩu hiệu kinh doanh” là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh tên doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu gắn với sản phẩm của doanh nghiệp nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới.

“Biểu tượng kinh doanh” là ký hiệu, chữ viết, hình vẽ, hình khối được thiết kế một cách độc đáo và được coi là biểu tượng của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

“Kiểu dáng bao bì của hàng hóa” là thiết kế, trang trí bao bì hàng hóa, gồm hình dạng, đường nét, hình vẽ, chữ, số, màu sắc, cách trình bày, cách phối hợp màu sắc, cách bố trí, kết hợp giữa các yếu tố nói trên tạo nên ấn tượng riêng hay nét đặc trưng của bao bì hàng hóa.

Việc sử dụng chỉ dẫn nêu trên nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ, xuất xứ địa lý, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền là chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã sử dụng các đối tượng này một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, được người tiêu dùng Việt Nam trong lĩnh vực liên quan biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó;

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Đăng vào ngày: 14/10/2024

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Xem thêm
Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Đăng vào ngày: 08/10/2024

Với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được chú trọng cụ thể là quyền lợi của chủ sở hữu đối với tác phẩm hay tác giả sáng tạo ra tác phẩm rất được quan tâm và bảo vệ thông qua sự thừa nhận…

Xem thêm
Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Đăng vào ngày: 29/08/2024

Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố…

Xem thêm