Trang chủ » Blog » Hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu trên sàn thương mại điện tử, ai là chủ thể chịu trách nhiệm?

Hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu trên sàn thương mại điện tử, ai là chủ thể chịu trách nhiệm?

29/12/2023 - 80

Thblaw.com.vn

-

Khi mua bán hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada; người mua hàng rất dễ bắt gặp những sản phẩm xâm phạm nhãn hiệu. Để xử lý những hành vi xâm phạm quyền như vậy, người bị xâm phạm nhãn hiệu cần biết được ai là chủ thể mà […]

Khi mua bán hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada; người mua hàng rất dễ bắt gặp những sản phẩm xâm phạm nhãn hiệu. Để xử lý những hành vi xâm phạm quyền như vậy, người bị xâm phạm nhãn hiệu cần biết được ai là chủ thể mà họ có thể yêu cầu chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm nhãn hiệu. 

Căn cứ Điều 24 NĐ 14/VBHN-BCT quy định về các chủ thể của hoạt động trên sàn thương mại điện tử:

Điều 24. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

1.Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).

2. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán)

4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.

6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.”

Mặc dù có nhiều chủ thể như vậy, nhưng khi có sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá thì lại chỉ có một vài chủ thể chịu trách nhiệm, đó là sàn thương mại điện tử và người bán hàng hoá đó.

1.Trách nhiệm của người bán

Căn cứ Điều 37 NĐ 14/VBHN-BCT quy định như sau:

“6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.”

2. Trách nhiệm của thương nhân

Căn cứ Điều 37 NĐ 14/VBHN-BCT quy định như sau:

“8. Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử:

a) Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy trình, thủ tục công bố tại Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử;

d) Cảnh cáo hoặc từ chối cung cấp dịch vụ có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với những cá nhân, thương nhân, tổ chức có hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật;

đ) Các biện pháp khác theo Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.

9. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại.

a) Cung cấp thông tin về đối tượng có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nhận được các thông tin nêu trên;

b) Thường xuyên cập nhật từ khóa theo khuyến cáo từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website;

c) Tiếp nhận, phản hồi thông tin để giải quyết khiếu nại, phản ánh và tranh chấp liên quan đến sàn giao dịch thương mại điện tử tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ online.gov.vn.”

Có thể thấy, bên bán hàng có trách nhiệm đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Vì thế, khi có hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu của sản phẩm khác, bên bị vi phạm có thể yêu cầu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm xử lý hoặc phối hợp với bên bị xâm phạm rà soát, gỡ bỏ hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu; hoặc yêu cầu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại

Bên cạnh đó, người bị xâm phạm nhãn hiệu có thể gửi “thư khuyến cáo” hành vi xâm phạm nhãn hiệu tới bên bán hàng có hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Nếu không giải quyết được, thì tuỳ tính chất vụ việc, bên bị xâm phạm nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thụ lý và xử lý hành vi xâm phạm. Khi đó, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm và bồi thường còn sàn thương mại điện tử sẽ có trách nhiệm liên đới trong vụ việc xâm phạm nhãn hiệu.

________________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan

Đăng vào ngày: 22/04/2024

Sau khi thực hiện nộp đơn tới Cục sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu có hợp lệ về hình thức hay không trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp […]

Xem thêm
Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Đăng vào ngày: 21/04/2024

Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn với các nhãn hàng bị sao chép mà còn làm […]

Xem thêm
Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh  trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 20/04/2024

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng đang tồn tại rất phổ biến, đa dạng trên thị trường, nhưng thực tế hiện nay, số lượng vụ việc được giải quyết không nhiều. Điều này trực tiếp xâm […]

Xem thêm
Những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa ?

Những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa ?

Đăng vào ngày: 05/04/2024

Hàng hóa bắt buộc có gắn nhãn nhằm mục đích ghi nhận xuất xứ và phân biệt các loại hàng hóa với nhau. Vậy những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa? Cách ghi nhãn hàng hóa như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, THB sẽ giải đáp vấn đề […]

Xem thêm