Trang chủ » Blog » Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào?

Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào?

07/02/2024 - 52

Thblaw.com.vn

-

Căn cứ khoản 1 Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định, hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây: […]

Căn cứ khoản 1 Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định, hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:
(1) Thu giữ;
(2) Kê biên;
(3) Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
(4) Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.


Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật này bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này.

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 206 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định như sau:
Quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.
2. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi nghe ý kiến của bên bị áp dụng biện pháp đó.
Và khoản 2 Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định:
Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự
1. Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự và theo quy định tại Điều này.
2. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
b) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
c) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.

Như vậy, theo quy định, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu của mình bằng các tài liệu, chứng cứ sau đây:
(1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ;
Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
(2) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
Chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
(3) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
Nghĩa vụ bồi thường của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 2 Điều 208 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:
Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật này bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này.
2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó;
b) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, theo quy định, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:
(1) Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó;
(2) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Để được tư vấn chi tiết hơn và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh  trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 20/04/2024

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng đang tồn tại rất phổ biến, đa dạng trên thị trường, nhưng thực tế hiện nay, số lượng vụ việc được giải quyết không nhiều. Điều này trực tiếp xâm […]

Xem thêm
Xử phạt hành vi quay lén phim chiếu rạp phát tán lên mạng xã hội

Xử phạt hành vi quay lén phim chiếu rạp phát tán lên mạng xã hội

Đăng vào ngày: 22/03/2024

Thực tế, hiện tượng quay lén trích đoạn phim chiếu rạp, phát tán phim trái phép lên mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hành vi này không những làm ảnh hưởng đến trải nghiệm thưởng thức của khán giả mà còn tác động xấu đối với nhà sản xuất như lộ nội […]

Xem thêm
Làm lộ bí mật của doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định nào

Làm lộ bí mật của doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định nào

Đăng vào ngày: 04/03/2024

Căn cứ theo Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và được xem là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, cụ thể bao gồm các hành vi sau: – Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng […]

Xem thêm
Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Đăng vào ngày: 06/01/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu” đã xuất hiện từ lâu trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia như Anh, Mỹ.  Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến “dụng ý xấu” trong đăng ký nhãn hiệu mới được bổ sung gần đây tại điều […]

Xem thêm