Trang chủ » Blog » Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

06/07/2023 - 230

Thblaw.com.vn

-

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, […]

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Tuy nhiên, pháp luật cũng có giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ nhất định.

Giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là những hạn chế mà pháp luật đặt ra đối với các quyền của Sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các tài sản trí tuệ.

Cụ thể Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ, giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

  1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
  2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp

Theo đó, việc giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện ở các vấn đề:

  • Bị giới hạn phạm vi và thời hạn bảo hộ. Thời hạn bảo hộ sẽ tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng sở hữu
  • Không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan
  • Bị giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ trong một số trường hợp đặc biệt như đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh,…

Việc giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện rõ nhất trong việc giới hạn thời hạn bảo hộ đối với từng nhóm đối tượng Sở hữu trí tuệ; cụ thể như sau:

  • Đối với quyền tác giả: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Những tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả mất. Trong trường hợp tác phẩm có nhiều đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
  • Đối với sáng chế: Đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ từ ngày cấp bằng đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Còn đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ từ ngày cấp bằng sáng chế đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn;
  • Đối với kiểu dáng công nghiệp: được bảo hộ từ ngày cấp bằng độc quyền đến hết 05 năm tính từ ngày nộp đơn và bằng độc quyền này có thể được gia hạn hiệu lực liên tiếp 2 lần, mỗi lần 05 năm;
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn và Giấy chứng nhận có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Nhãn hiệu có thể được bảo hộ vô thời hạn nếu sau mỗi 05 năm chủ sở hữu tiến hành đăng ký gia hạn;
  • Chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn- kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Nhưng nếu hàng hoá sản phẩm không còn đáp ứng những điều kiện của chỉ dẫn địa lý thì sẽ mất quyền bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý đó;
  • Bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động cho đến khi bí mật bị công khai.
  • Giống cây trồng: Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác

 

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Slogan công ty có được bảo hộ không?

Slogan công ty có được bảo hộ không?

Đăng vào ngày: 09/09/2024

Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]

Xem thêm
04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

Đăng vào ngày: 06/09/2024

“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” rất đa dạng và phức tạp do quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các đối tượng quyền khác nhau được xác lập dựa trên các điều kiện pháp lý khác nhau. Xét về thực chất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ […]

Xem thêm
Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 05/09/2024

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nên chúng mang những đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ như đối tượng bảo hộ là tài sản vô hình, chứa […]

Xem thêm
Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Đăng vào ngày: 29/08/2024

Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố […]

Xem thêm