Giới hạn quyền sở hữu đối với sáng chế
Thblaw.com.vn
-
1.Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, […]
1.Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền theo quy định của pháp luật.
Việc sử dụng sáng chế nêu trên chỉ được giới hạn trong phạm vi và điều kiện chuyển giao quyền sử dụng, trừ trường hợp sáng chế được tạo ra bằng việc sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
2. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế
Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế đồng nhất với sáng chế trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập ( người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế.
Lưu ý: Người có quyền sử dụng trước sáng chế không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế cho phép.
3. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế
Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định dưới đây, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
– 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
– 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Trong trường hợp sáng chế được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định nêu trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế.
4. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế
Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định về Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế và Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc.
5. Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc
Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản.
Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản theo quy định về Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế và Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 14/07/2024
Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp cho cơ quan nhà nước dưới dạng nào? Tại Điều 48 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về đơn đăng ký sáng chế mật như sau: Đơn đăng ký sáng chế mật 1. Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy cho cơ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/07/2024
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” Như vậy có thể hiểu sáng chế là quá […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 02/07/2024
Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/06/2024
Cá nhân, tổ chức khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, trừ một ngoại lệ. Ngoại lệ này được gọi là quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi có cá nhân, tổ chức […]
Xem thêm