Trang chủ » Blog » Giả mạo chữ ký tác giả trên sản phẩm có bị xử phạt hay không

Giả mạo chữ ký tác giả trên sản phẩm có bị xử phạt hay không

23/04/2023 - 150

Thblaw.com.vn

-

Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau: – Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. – Mạo danh tác giả. – Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của […]

Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Theo đó, việc làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo là một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả, vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt.

Vậy mức xử phạt hành chính đối với hành vi giả mạo chữ ký tác giả trên sản phẩm quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm như sau:

“Điều 19. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Tuy nhiên, đây là khung hình phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức, doanh nghiệp thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt nêu trên.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Tác phẩm di cảo có phải là đối tượng bảo hộ quyền tác giả?

Tác phẩm di cảo có phải là đối tượng bảo hộ quyền tác giả?

Đăng vào ngày: 27/11/2023

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 NĐ17/2023/NĐ-CP có định nghĩa về tác phẩm di cảo như sau: “Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.” Theo đó, có thể hiểu tác phẩm di cảo là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ […]

Xem thêm
Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Đăng vào ngày: 19/11/2023

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau: “Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp […]

Xem thêm
Có được lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?

Có được lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?

Đăng vào ngày: 19/11/2023

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Có thể thấy, chức năng chính của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của tổ […]

Xem thêm
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Đăng vào ngày: 12/11/2023

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là tư tưởng chỉ đạo cho các chủ thể khi vận dụng các quy phạm pháp luật về quyền tác giả, đặc biệt là đối với việc áp dụng các quy định về quyền tác giả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh […]

Xem thêm