GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Thblaw.com.vn
-
Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc cần thực hiện để duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ. Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có…
Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc cần thực hiện để duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ. Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định thì văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt hiệu lực.

Để có thể tiếp tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ, trong vòng 06 tháng trước ngày hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể nộp muộn hơn thời hạn trên nhưng không được quá 6 tháng kể từ ngày hết hiệu lực. Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đối với trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện)
+ Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền.
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí gia hạn (đối với trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính; hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
Thời hạn nộp hồ sơ:
+ Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đúng hạn: Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
+ Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quá hạn: Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
+ Trường hợp không gia hạn đăng ký nhãn hiệu theo thời hạn quy định: Trong vòng 06 tháng kể từ ngày nhãn hiệu hết hạn chủ đơn không gia hạn nhãn hiệu đúng hạn thì chủ đơn không thể thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu (dù chấp nhận việc nộp phạt gia hạn muộn). Thay vào đó chủ đơn muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu phải tiến hành nộp lại đơn đăng ký nhãn hiệu và sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
+ Trường hợp chủ sở hữu từ bỏ quyền đối với nhãn hiệu: Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không có nhu cầu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký thì sau 05 năm kể từ ngày nhãn hiệu hết hạn thì chủ thể khác muốn đăng ký nhãn hiệu mới thể tiến hành nộp đơn để được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu này.
Nguồn ảnh: Internet
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 15/02/2025
Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/02/2025
Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/02/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 07/02/2025
Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…
Xem thêm