Trang chủ » Blog » Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

20/01/2024 - 65

Thblaw.com.vn

-

Khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tác phẩm điện ảnh như sau: “Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có […]

Khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tác phẩm điện ảnh như sau: “Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.”

Tính đặc biệt của tác phẩm điện ảnh được thể hiện ở chỗ nó là tác phẩm nghệ thuật chung, thống nhất, có chứa toàn bộ các yếu tố của các loại tác phẩm được sử dụng để làm phim gồm: tác phẩm ngôn ngữ (kịch bản phim, kịch bản lời thoại…); tác phẩm âm thanh (nhạc phim…); tác phẩm mang tính mĩ thuật (tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh….). Tùy từng trường hơp mà các tác phẩm kể trên có thể được bảo hộ như những tác phẩm độc lập hoặc là một phần của tác phẩm điện ảnh. 

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Do đó, tác phẩm nói chung hay tác phẩm điện ảnh nói riêng muốn được bảo hộ cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Là kết quả của hoạt động sáng tạo

Nội dung là vấn đề quan trọng của một tác phẩm và với chính tác giả sáng tạo ra nó, vì vậy chất lượng nội dung cần được chú ý và đáng quan tâm. Thực tế, nhận thấy những tác phẩm có nội dung phong phú, sáng tạo sẽ được mọi người đón nhận và sẽ có sức mạnh trường tồn theo dòng thời gian. Để có được điều đó, tác giả của nó phải là người có tài năng, kinh nghiệm, có tình yêu trong lĩnh vực lao động sáng tạo. Tuy nhiên, việc thừa nhận tác phẩm hoàn toàn không phụ thuộc vào chất lượng tác phẩm. Tác phẩm đã được tạo ra dù có nội dung với chất lượng như thế nào dều được thừa nhận, miễn là tác phẩm đó mang tính sáng tạo. Quy định của pháp luật về tính sáng tạo của tác phẩm ở các nước đều có sự khác nhau về mức độ nhưng tựu chung lại đều là yêu cầu về tính mới của tác phẩm.

  • Phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định

Thực tế, những ý tưởng, hay kết quả lao động sáng tạo của một người nào đó tuy đã có nội dung cụ thể nhưng chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định, khiến người ngoài rất khó nắm bắt được vấn đề đó, vì vậy không thể có cơ sở để thừa nhận, từ đó được bảo hộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6  Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Vì vậy, kết quả lao động sáng tạo về văn học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học của một ngươi chỉ được thừa nhận khi kết quả đó được thể hiện ra ngoài bằng hình thức nhất định. Khi một người muốn công bố rằng đó là kết quả sáng tạo của mình thì người đó phải chứng minh được kết quả đó đã được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định vào thời điểm trước khi người kia công bố tác phẩm. Tuy nhiên, thực tế, việc chứng minh đó khá khó khăn nếu tác phẩm đó chưa được công bố, bởi bên cạnh việc người khác chỉ có thể nắm bắt được tác phẩm khi nó được thể hiện theo hình thức nhất định thì để mọi người biết được tác phẩm bằng cách trình bày tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trừng bày, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình hoặc các hình thức khác. Các hình thức vật chất mà tác phẩm thể hiện có thể hiểu chung là các vật mang tin như sách, báo, trang viết,…

  • Thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học

Lao động vừa là bản năng vừa là hoạt động không thể thiếu của con người trong đời sống xã hội. Mọi người đều có quyền tự do lao động trong mọi lĩnh vực phù hợp với khả năng của mình. Thông qua lao động, mọi người tạo ra của cải vật chất cũng như giá trị tinh thần cho xã hội, phát triển đất nước. Sản phẩm do lao động tạo ra là rất phong phú, trong đó, lao động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội được thể hiện thông qua các loại hình tác phẩm. Vì vậy, kết quả lao động chỉ được coi là tác phẩm nếu lao động đó được thực hiện trong các lĩnh vực nói trên. 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Đăng vào ngày: 30/06/2024

Căn cứ khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tác phẩm điện ảnh như sau: “Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc […]

Xem thêm
Tác phẩm là gì? Đặc điểm của tác phẩm?

Tác phẩm là gì? Đặc điểm của tác phẩm?

Đăng vào ngày: 26/06/2024

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”. Quy định này hoàn toàn phù hợp với Công ước Berne: “Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học […]

Xem thêm
Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?

Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?

Đăng vào ngày: 17/06/2024

Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ có được theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Thủ tục này được pháp luật quy định như thế nào? 1. Các quyền tác giả, quyền liên quan nào được phép chuyển giao? Chuyển […]

Xem thêm
Bản quyền với quyền tác giả có phải là một không?

Bản quyền với quyền tác giả có phải là một không?

Đăng vào ngày: 12/06/2024

Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ quyền tác giả nhiều khi còn được gọi là bản quyền và giữa hai khái niệm này không có bất cứ sự khác nhau nào. Mặc dù cùng là khái niệm dùng để chỉ các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm […]

Xem thêm