Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại
Thblaw.com.vn
-
Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 có quy định điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại: “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và […]
Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 có quy định điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại: “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Nguyên tắc chung, tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các điều kiện sau tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ.
Thứ nhất, tên thương mại phải có chứa thành phần tên riêng. Một tên thương mại có thể là tên đầy đủ hoặc tên giao dịch (tên viết tắt để tiện cho việc giao dịch) theo đăng ký kinh doanh hoặc tên thường dùng. Nếu tên thương mại không có tên riêng thì nó không có khả năng phân biệt.
Tuy nhiên, trong thực tế, có một số tên thương mại không chứa thành phần tên riêng nhưng đã tồn tại trong thời gian lâu dài và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Đối với trường hợp này, tên thương mại đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng thực tế, người tiêu dùng vẫn phân biệt được chủ thể kinh doanh đó với các chủ thể kinh doanh khác, vì vậy mà được chấp nhận bảo hộ. Ví dụ như: Công ty Bia rượu Hà Nội, Công ty Bia Sài Gòn…
Thứ hai, tên thương mại không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Điều này cũng có thể được hiểu là nếu tên thương mại của hai chủ thể kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự nhưng hai chủ thể kinh doanh đó lại hoạt động trong hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau hoặc thuộc hai khu vực địa lý khác nhau thì vẫn được chấp nhận bảo hộ.
Thứ ba, tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng.
* Lưu ý: Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại theo Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Tên của cơ quan nhà nước;
– Tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Tên của chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 09/09/2024
Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 06/09/2024
“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” rất đa dạng và phức tạp do quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các đối tượng quyền khác nhau được xác lập dựa trên các điều kiện pháp lý khác nhau. Xét về thực chất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 29/08/2024
Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/08/2024
Quy định về thời hạn sử dụng hàng hoá là tất cả những chỉ tiêu, quy chuẩn quy định về thời hạn để sử dụng hàng hoá được tốt nhất. Định nghĩa của về hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được quy định tại khoản 11 Điều 3 NĐ43/2017/NĐ-CP quy định như sau: […]
Xem thêm