Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì sản phẩm
Thblaw.com.vn
-
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ rất nhiều thông tin trên nhãn mác và bao bì sản phẩm, do đó khi quyết định gắn nhãn mác, bao bì cho sản phẩm cần phải xem xét kĩ các thông tin bảo hộ và cần biết bảo hộ như thế nào, vào […]
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ rất nhiều thông tin trên nhãn mác và bao bì sản phẩm, do đó khi quyết định gắn nhãn mác, bao bì cho sản phẩm cần phải xem xét kĩ các thông tin bảo hộ và cần biết bảo hộ như thế nào, vào thời điểm nào là phù hợp.
Sau đây là những điểm cần lưu ý đối với nhãn mác sản phẩm:
– Chữ, từ ngữ, tên, khẩu hiệu, hình vẽ, biểu tượng, hình chụp, hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố này thể hiện trên nhãn mác, bao bì đều được bảo hộ như một nhãn hiệu thương mại nếu nhãn hiệu này có khả năng nhận biết và phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm hoặc dịch vụ.
– Các công ty có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể trên bao bì để cùng kinh doanh sản phẩm và quảng bá hình ảnh sản phẩm trên thị trường, hoặc có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để đảm bảo sản phẩm của họ phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra. Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại riêng của công ty cũng có thể được thể hiện cùng với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận trên nhãn mác hoặc bao bì của sản phẩm.
– Một số sản phẩm có nguồn gốc địa lý đặc biệt cũng cần phải dán nhãn mác, đóng gói và quảng cáo theo các chỉ dẫn địa lý. Các chỉ dẫn này cho biết thông tin về chất lượng, danh tiếng, các đặc tính liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tất cả các chỉ dẫn như vậy đều có quyền được bảo hộ một cách chính đáng.
– Đối với một số sản phẩm cá biệt như rượu và cồn, các nhà xuất khẩu cần phải hết sức lưu ý đến việc không sử dụng các thuật ngữ trên nhãn mác, bao bì đã được bảo hộ như một chỉ dẫn địa lý (ví dụ như Tequila, Champagne, Chianti,….) . Tuy nhiên trong trường hợp các doanh nghiệp được trao quyền sử dụng thuật ngữ làm chỉ dẫn địa lý, thì sản phẩm của họ cần phải có chứng nhận của các bên có liên quan đến sản phẩm.
– Trong một vài trường hợp, nhãn mác có thể bao gồm cả tranh ảnh, hình vẽ, các tác phẩm nghệ thuật hoặc các ứng dụng nghệ thuật. Tất cả các yếu tố này đều được bảo hộ khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì.
– Thông thường, bao bì thương mại bảo hộ toàn bộ hình ảnh của sản phẩm, bên cạnh đó còn có thể bảo hộ các yếu tố khác như phối hợp màu sắc, kết cấu, kích cỡ, kiểu dáng, hình dạng, cách bố trí từ ngữ, hình hoạ và cách trang trí trên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm.
– Đối với trường hợp trên bao bì thể hiện các đặc điểm, chức năng mang tính đổi mới, thì có thể được bảo hộ bởi bằng sáng chế hoặc các hình thức tiện ích khác.
Ngày càng có nhiều vụ việc sao chép ý tưởng bao bì xảy ra gây tổn hại cho doanh nghiệp. Thế nên Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì hiện nay là vô cùng quan trọng. Nếu vẫn còn nghi ngại về vấn đề này bạn nên tìm kiếm ý kiến tư vấn từ các chuyên gia hay các trung tâm luật uy tín.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 05/10/2024
Số lượng, vai trò, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020,cụ thể như sau: (1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 04/10/2024
Đặt tên cho tác phẩm là một trong những quyền nhân thân của tác giả và được pháp luật bảo vệ. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tác giả và các chủ sở hữu liên quan cần hiểu rõ quy định về đặt tên cho tác phẩm. Đặt tên cho tác phẩm là một […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 30/09/2024
Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu, logo, thương hiệu đã trở nên rất phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Tại Việt Nam mỗi năm trung bình có khoảng trên 30.000 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/09/2024
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ, là một tài sản vô hình gắn liền với một loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đang trở nên phổ biến hiện nay, với các thủ đoạn ngày càng […]
Xem thêm