Trang chủ » Blog » ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN

23/08/2023 - 147

Thblaw.com.vn

-

Nhật Bản là quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, cường quốc kinh tế, đồng thời cũng là địa điểm vàng thu hút đầu tư, nơi mà tài sản sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm và đánh giá cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn duy…

Nhật Bản là quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, cường quốc kinh tế, đồng thời cũng là địa điểm vàng thu hút đầu tư, nơi mà tài sản sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm và đánh giá cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì xuất siêu sang Nhật Bản. Đây cũng là lý do khiến nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng.
Một khi thương hiệu của doanh nghiệp xác lập được vị trí trên thị trường Nhật Bản, đây sẽ là minh chứng hữu hiệu nhất về chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Để bảo vệ nhãn hiệu của mình khi đưa hàng hóa sang Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt ở Nhật bản để tránh việc bị mất tài sản quý giá này. Trường hợp nhãn hiệu bị chủ thể khác ở Nhật Bản đăng ký, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam có thể không được xuất khẩu đến đất nước mặt trời mọc.
Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản trải qua quá trình thẩm định kéo dài giống như ở Việt Nam. Các thủ tục để tiến hành các nộp đơn đăng ký tại Nhật Bản được thực hiện theo các bước nhất định để đảm bảo tuân thủ luật pháp Nhật Bản.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản bao gồm:
+ Thông tin người nộp đơn
+ Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
+ Sản phẩm/dịch vụ bảo hộ
+ Giấy ủy quyền (trường hợp qua đại diện sở hữu công nghiệp- khuyến khích)
+ Bản sao tài liệu ưu tiên.
Nhật Bản áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file) nghĩa là trong trường hợp nếu có hai đơn cùng nộp đơn để đăng ký cho một nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ tương tự hoặc trùng nhau thì đơn nộp trước sẽ được chấp nhận. Một đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản sẽ được xem xét số lượng hồ sơ, cách điền thông tin trong tờ khai đã hợp lệ, việc phân nhóm sản phẩm dịch vụ… trong giai đoạn thẩm định hình thức đơn. Nếu đơn không đáp ứng tiêu chuẩn hình thức thì Cơ quan sở hữu trí tuệ của Nhật Bản sẽ ra thông báo yêu cầu sửa chữa tới người nộp đơn. Theo đó, người nộp đơn phải bổ sung các thiếu sót đó trong thời hạn luật định. Sau khi đơn được chấp nhận hợp lệ, Cơ quan sở hữu trí tuệ của Nhật Bản sẽ tiến hành công bố đơn đăng ký trên công báo quốc gia.
Đơn đăng ký đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ và không bị phản đối thì Cơ quan sở hữu trí tuệ của Nhật Bản sẽ Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản cho người nộp đơn. Thông thường, trong trường hợp không có sự phản đối của bên thứ ba, trong vòng 06-12 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có), Văn phòng Bằng sáng chế Nhật Bản (JPO) sẽ cấp giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu cho đơn đăng ký, đồng thời đăng công bố công khai nhãn hiệu đó.
Đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ, người nộp đơn sẽ nhận được lý do từ chối bảo hộ từ phía đồng thời được trả lời ý kiến từ chối trong thời hạn luật định. Thông thường các nhãn hiệu sẽ bị từ chối bảo hộ trong trường hợp: Nhãn hiệu đó không đủ khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người nộp đơn với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác; hoặc nhãn hiệu đó đi ngược lại với lợi ích công cộng, trái pháp luật.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Bài viết liên quan
08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 17/01/2025

1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 14/01/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 03/01/2025

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…

Xem thêm
Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Đăng vào ngày: 24/12/2024

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….

Xem thêm