Đăng kí nhãn hiệu quốc tế
Thblaw.com.vn
-
Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ. Cụ thể là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Vì vậy khi doanh nghiệp đưa dịch vụ, hàng…
Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ. Cụ thể là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Vì vậy khi doanh nghiệp đưa dịch vụ, hàng hóa ra thị trường nước ngoài thì việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là cơ sở để doanh nghiệp độc quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu của mình trên phạm vi quốc tế.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ngoài lãnh thổ chủ đơn mang quốc tịch để đề nghị quốc gia nào đó chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu để tránh sự xâm phạm nhãn hiệu của mình tại nước ngoài.
1. Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
Khi chủ đơn Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài có 03 cách lựa chọn đăng ký:
- Nộp đơn trực tiếp tại nước muốn đăng ký nhãn hiệu: Chủ đơn có thể chọn cách này bằng cách liên hệ trực tiếp với cơ quan chủ trách tại quốc gia muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đơn đăng ký theo quy định của quốc gia đó.
- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid nếu quốc gia đó cũng là thành viên của hệ thống Madrid: Chủ đơn có thể sử dụng cơ hội đăng ký thông qua Hệ thống Madrid nếu quốc gia đó cũng là thành viên của hệ thống này. Hệ thống Madrid giúp đơn đăng ký nhãn hiệu một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian, giảm bớt các thủ tục phức tạp.
- Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài theo vùng lãnh thổ: Chủ đơn cũng có thể chọn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và mở rộng bảo hộ sang các quốc gia cụ thể hoặc theo vùng lãnh thổ thông qua các hiệp định quốc tế hoặc các thoả thuận đối tác.
2. Các lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Khi chủ đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có những lợi ích sau:
- Kinh doanh quốc tế: Có thể bán hàng trên các trang thương mại điện tử của các quốc gia. Ví dụ, muốn bán hàng online trên Amazon thì chủ hàng phải đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ.
- Độc quyền sử dụng: Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được độc quyền sử dụng tại quốc gia mình đăng ký. Tránh được các hành vi xâm phạm quyền, làm nhái, làm giả đối với nhãn hiệu đã đăng ký tại nước sở tại.
- Lợi thế cạnh tranh: Tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh tại quốc gia sở tại.
- Chuyển quyền và sử dụng thuận lợi: Có thể chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở có thu phí sử dụng nhãn hiệu.
- Phòng ngừa chiếm đoạt nhãn hiệu: Tránh được việc bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài. Hạn chế chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu kể cả tại các quốc gia đăng ký nhãn hiệu theo nguyên tắc first-to-use.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 15/02/2025
Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/02/2025
Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/02/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 07/02/2025
Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…
Xem thêm